qtuanfashion
11-07-2012, 02:43 PM
Cha kính yêu!
Đã lâu lắm con không viết blog tâm sự với cha, hôm nay muốn cha con mình cùng tâm sự nhé, con muốn viết lên những dòng nhật ký về những năm tháng cuối cùng của cuộc đời của cha, những năm tháng con được kề cận bên cha. Xin cha hãy về bên con và cùng con tâm sự nhé.
Cha còn nhớ những ngày đầu tiên khi cha phát hiện ra những cục hạch nhỏ trên cổ mình, cha rất lo lắng không biết là bệnh gì. Sau đó anh cả đã đưa cha đi Hà Nội khám bệnh nhưng rốt cục cũng chẳng có kết quả gì vì không tìm ra bệnh. Để rồi một thời gian sau anh hai lại đưa cha đi và về thông báo kết quả là cha bị lao hạch. Cả nhà đưa cha vào viện K67 nhập viện chữa trị bệnh lao hạch. Ngày nào con cũng vào thăm cha và mang cơm vào cho cha ăn nhưng điều trị hơn một tuần mà kết quả kiểm tra vẫn không rõ ràng. Thế là con quyết định đưa cha đi Hà Nội khám lại. Con đưa cha vào viện Lao phổi Trung ương, sau khi khám xét nghiệm bác sĩ đã gọi con vào và thông báo là cha không phải bị lao hạch và nghi là bị K hạch. Nghe bác sĩ thông báo kết quả mà con như rụng rời cả chân tay nhưng con giấu cha không cho cha biết. Con đưa cha sang viện K để xét nghiệm và thật buồn khi kết quả thông báo chính thức cha bị K hạch.
Con buồn lắm nhưng biết làm sao được, bác sĩ cho phác đồ điều trị bệnh của cha là truyền hóa chất. Lúc đầu cha cũng không biết nhưng con nghĩ rằng khi đưa cha nhập vào khoa hóa chất có thể cha cũng đã mơ hồ nhận ra bệnh tình của mình rồi nhưng cha không muốn nói ra. Con hiểu điều đó khi nhìn thấy sự lo lắng và vẻ buồn bã hằn trên nét mặt ốm của cha. Con thương cha lắm.
Đằng đẵng 6 tháng trời con và các anh chị thay nhau đưa cha đi Hà Nội truyền hóa chất, có lẽ người đi với cha nhiều nhất là con, bởi vì chỉ có con mới hiểu cha phải khổ sở như thế nào khi điều trị nên con nhẹ nhàng ân cần với cha, còn các anh vì là đàn ông nên không sâu sắc trong vấn đề đó nên hay cáu giận không biết chiều cha khiến cha buồn.
Sáu tháng trời ròng rã đi về với bao nhiêu chai hóa chất vào người cha, người cha gầy yếu đi, da vàng, tóc rụng và nhiều lần đi về cha mệt ốm cả tuần không ăn uống được, mẹ đã chăm cho cha rất nhiều nhưng cha vẫn mệt mỏi vô cùng. Vừa phải cố ăn uống và uống thêm sữa để có thể đủ điều kiện cho lần truyền tiếp theo, con hiểu cha đã cố gắng thật nhiều. Nhìn cha mà con xót xa vô cùng. Con tự nhủ phải chăm sóc cha hết lòng để đến lúc cha ra đi con không còn điều gì phải hối hận vì bổn phận làm con của mình đã không chu đáo với cha, người cả đời hy sinh vì các con.
Hết đợt điều trị, bác sĩ làm thủ tục cho cha ra viện và thông báo định kỳ tái khám bệnh. Cha ra về tuy bệnh tình cũng đã đỡ hơn nhưng làm sao mà không khỏi lo lắng khi biết rằng chỉ là đỡ tạm thời và căn bệnh của cha không bao giờ có thể chữa khỏi được. Nhưng dù sao cũng hết đợt điều trị, cha không phải thường xuyên lên Hà Nội nữa nên cũng đỡ mệt hơn phải không cha?
Mấy năm sau đó, cha sống tuy không khỏe mạnh như trước nhưng nhờ chịu khó ăn uống và tập thể dục nên nhìn cha cũng thấy ổn định hơn thời gian điều trị bệnh nhiều. Thời kỳ đó chúng con ăn cơm chung với cha mẹ vì nhà con ở gần. Con biết cha thích ăn món gì là con hay giành thời gian mua về nấu cho cha ăn, nhìn cha ăn ngon lành, con vui lắm tuy nhiều lúc cũng không khỏi chạnh lòng khi nghĩ về một ngày kia cha ra đi mãi mãi.
Thế rồi định mệnh không thể nào đổi thay, bốn năm sau đó bệnh tình của cha lại tái phát. Những cái hạch to lại nổi trên cổ cha. Cha buồn và con cùng gia đình cũng buồn thật nhiều. Con lờ mờ hiểu rằng có lẽ ngày cha bên con không còn bao nhiêu nữa. Con lại đưa cha đi Hà nội tái khám viện K và bác sĩ kết luận là bệnh của cha tái phát, tuy nhiên lần này tuổi cha đã cao lại yếu sức nên không thể dùng hóa trị được nữa, cha phải chuyển sang xạ trị. Lúc đầu khi xạ trị con thấy cha không mệt lắm nên con cũng mừng nhưng chẳng được bao lâu đến lần thứ 3 trở đi cha mệt mỏi thấy rõ. Người gầy gò, da sạm đen lại và đặc biệt là vùng cổ bị xám đen như bị cháy. Cuối tuần nào con cũng lên thăm cha và mang theo những thứ thật ngon để cha bồi dưỡng nhưng cha có an được bao nhiêu đâu. Trước đây cha thích ăn miến cua vậy mà con mang nên nấu cho cha ăn ở nhà trọ cha không nuốt nổi một ít. Con xót xa vô cùng khi nhìn cảnh cha ngồi bưng bát miến mà nuốt từng ít một thật cố gắng. Con đã lấy máy điện thoại và chụp hình cha lúc đó, con nói đùa là chụp về để báo cáo mẹ cha đang ăn. Nhưng cha ơi, thật ra là con muốn lưu lại bóng hình của cha trong những ngày cuối đời vì con hiểu rằng bệnh tình của cha đã rất nặng rồi. Đến bây giờ con vẫn lưu những hình ảnh của cha lúc đó và nó đã trở thành những kỷ niệm vô giá với con. Chiếc điện thoại có hình của cha con đã lưu giữ lại thành kỷ niệm, không bao giờ con thay thế hay bỏ nó đi, bởi nó lưu lại những hình ảnh thân yêu của cha.
Hết đợt xạ trị cha được bác sĩ cho ra viện nhưng lần này kết quả không khả quan như lần trước, con biết điều đó và con rất buồn. Khi về ai mách chữa trịở đâu con cũng tìm cách đưa cha đi. Cha còn nhớ con đã đưa cha đi khám và mua thuốc ở tận Hà Bắc không cha? Cha con mình đã đến tận nơi, chờ đợi xếp nốt mãi mới được khám bệnh, thấy thuốc cũng cắt thuốc cho cha và mang về uống nhưng cũng chẳng ăn thua gì, cha lo lắng rất nhiều, con hiểu điều đó.
Con còn nhớ những ngày giáp tết (đầu năm 2006) cha lại bị ốm do bệnh di căn, cha đi nằm viện. Trong không khí nhộn nhịp đón xuân của biết bao người thì con lại đưa cha đi nhập viện, cha nằm điều trị được mấy ngày thì đến 30 tết, lại làm thủ tục xin cho cha ra viện để về nhà điều trị và đón tết.
Tết đến, mọi người vui mừng đón xuân và giành cho nhau biết bao nhiêu lời chúc mừng tốt đẹp nhất, mọi người đi chơi vui xuân còn cha phải nằm trên giường bệnh vì cha quá mệt. Giao thừa, con xuống chúc tết và mừng tuổi cho cha và mẹ. Cha nhận tiền mừng tuổi và cố nở nụ cười để động viên con cháu. Con biết cha đã cố gắng thật nhiều vì mẹ vì các con, cha không muốn mọi người phải buồn.
Nguồn: http://blog.yume.vn/xem-blog/nhat-ky-nhung-nam-thang-cuoi-doi-cua-cha-yeu.thuytt582008.35CC5028.html
Đã lâu lắm con không viết blog tâm sự với cha, hôm nay muốn cha con mình cùng tâm sự nhé, con muốn viết lên những dòng nhật ký về những năm tháng cuối cùng của cuộc đời của cha, những năm tháng con được kề cận bên cha. Xin cha hãy về bên con và cùng con tâm sự nhé.
Cha còn nhớ những ngày đầu tiên khi cha phát hiện ra những cục hạch nhỏ trên cổ mình, cha rất lo lắng không biết là bệnh gì. Sau đó anh cả đã đưa cha đi Hà Nội khám bệnh nhưng rốt cục cũng chẳng có kết quả gì vì không tìm ra bệnh. Để rồi một thời gian sau anh hai lại đưa cha đi và về thông báo kết quả là cha bị lao hạch. Cả nhà đưa cha vào viện K67 nhập viện chữa trị bệnh lao hạch. Ngày nào con cũng vào thăm cha và mang cơm vào cho cha ăn nhưng điều trị hơn một tuần mà kết quả kiểm tra vẫn không rõ ràng. Thế là con quyết định đưa cha đi Hà Nội khám lại. Con đưa cha vào viện Lao phổi Trung ương, sau khi khám xét nghiệm bác sĩ đã gọi con vào và thông báo là cha không phải bị lao hạch và nghi là bị K hạch. Nghe bác sĩ thông báo kết quả mà con như rụng rời cả chân tay nhưng con giấu cha không cho cha biết. Con đưa cha sang viện K để xét nghiệm và thật buồn khi kết quả thông báo chính thức cha bị K hạch.
Con buồn lắm nhưng biết làm sao được, bác sĩ cho phác đồ điều trị bệnh của cha là truyền hóa chất. Lúc đầu cha cũng không biết nhưng con nghĩ rằng khi đưa cha nhập vào khoa hóa chất có thể cha cũng đã mơ hồ nhận ra bệnh tình của mình rồi nhưng cha không muốn nói ra. Con hiểu điều đó khi nhìn thấy sự lo lắng và vẻ buồn bã hằn trên nét mặt ốm của cha. Con thương cha lắm.
Đằng đẵng 6 tháng trời con và các anh chị thay nhau đưa cha đi Hà Nội truyền hóa chất, có lẽ người đi với cha nhiều nhất là con, bởi vì chỉ có con mới hiểu cha phải khổ sở như thế nào khi điều trị nên con nhẹ nhàng ân cần với cha, còn các anh vì là đàn ông nên không sâu sắc trong vấn đề đó nên hay cáu giận không biết chiều cha khiến cha buồn.
Sáu tháng trời ròng rã đi về với bao nhiêu chai hóa chất vào người cha, người cha gầy yếu đi, da vàng, tóc rụng và nhiều lần đi về cha mệt ốm cả tuần không ăn uống được, mẹ đã chăm cho cha rất nhiều nhưng cha vẫn mệt mỏi vô cùng. Vừa phải cố ăn uống và uống thêm sữa để có thể đủ điều kiện cho lần truyền tiếp theo, con hiểu cha đã cố gắng thật nhiều. Nhìn cha mà con xót xa vô cùng. Con tự nhủ phải chăm sóc cha hết lòng để đến lúc cha ra đi con không còn điều gì phải hối hận vì bổn phận làm con của mình đã không chu đáo với cha, người cả đời hy sinh vì các con.
Hết đợt điều trị, bác sĩ làm thủ tục cho cha ra viện và thông báo định kỳ tái khám bệnh. Cha ra về tuy bệnh tình cũng đã đỡ hơn nhưng làm sao mà không khỏi lo lắng khi biết rằng chỉ là đỡ tạm thời và căn bệnh của cha không bao giờ có thể chữa khỏi được. Nhưng dù sao cũng hết đợt điều trị, cha không phải thường xuyên lên Hà Nội nữa nên cũng đỡ mệt hơn phải không cha?
Mấy năm sau đó, cha sống tuy không khỏe mạnh như trước nhưng nhờ chịu khó ăn uống và tập thể dục nên nhìn cha cũng thấy ổn định hơn thời gian điều trị bệnh nhiều. Thời kỳ đó chúng con ăn cơm chung với cha mẹ vì nhà con ở gần. Con biết cha thích ăn món gì là con hay giành thời gian mua về nấu cho cha ăn, nhìn cha ăn ngon lành, con vui lắm tuy nhiều lúc cũng không khỏi chạnh lòng khi nghĩ về một ngày kia cha ra đi mãi mãi.
Thế rồi định mệnh không thể nào đổi thay, bốn năm sau đó bệnh tình của cha lại tái phát. Những cái hạch to lại nổi trên cổ cha. Cha buồn và con cùng gia đình cũng buồn thật nhiều. Con lờ mờ hiểu rằng có lẽ ngày cha bên con không còn bao nhiêu nữa. Con lại đưa cha đi Hà nội tái khám viện K và bác sĩ kết luận là bệnh của cha tái phát, tuy nhiên lần này tuổi cha đã cao lại yếu sức nên không thể dùng hóa trị được nữa, cha phải chuyển sang xạ trị. Lúc đầu khi xạ trị con thấy cha không mệt lắm nên con cũng mừng nhưng chẳng được bao lâu đến lần thứ 3 trở đi cha mệt mỏi thấy rõ. Người gầy gò, da sạm đen lại và đặc biệt là vùng cổ bị xám đen như bị cháy. Cuối tuần nào con cũng lên thăm cha và mang theo những thứ thật ngon để cha bồi dưỡng nhưng cha có an được bao nhiêu đâu. Trước đây cha thích ăn miến cua vậy mà con mang nên nấu cho cha ăn ở nhà trọ cha không nuốt nổi một ít. Con xót xa vô cùng khi nhìn cảnh cha ngồi bưng bát miến mà nuốt từng ít một thật cố gắng. Con đã lấy máy điện thoại và chụp hình cha lúc đó, con nói đùa là chụp về để báo cáo mẹ cha đang ăn. Nhưng cha ơi, thật ra là con muốn lưu lại bóng hình của cha trong những ngày cuối đời vì con hiểu rằng bệnh tình của cha đã rất nặng rồi. Đến bây giờ con vẫn lưu những hình ảnh của cha lúc đó và nó đã trở thành những kỷ niệm vô giá với con. Chiếc điện thoại có hình của cha con đã lưu giữ lại thành kỷ niệm, không bao giờ con thay thế hay bỏ nó đi, bởi nó lưu lại những hình ảnh thân yêu của cha.
Hết đợt xạ trị cha được bác sĩ cho ra viện nhưng lần này kết quả không khả quan như lần trước, con biết điều đó và con rất buồn. Khi về ai mách chữa trịở đâu con cũng tìm cách đưa cha đi. Cha còn nhớ con đã đưa cha đi khám và mua thuốc ở tận Hà Bắc không cha? Cha con mình đã đến tận nơi, chờ đợi xếp nốt mãi mới được khám bệnh, thấy thuốc cũng cắt thuốc cho cha và mang về uống nhưng cũng chẳng ăn thua gì, cha lo lắng rất nhiều, con hiểu điều đó.
Con còn nhớ những ngày giáp tết (đầu năm 2006) cha lại bị ốm do bệnh di căn, cha đi nằm viện. Trong không khí nhộn nhịp đón xuân của biết bao người thì con lại đưa cha đi nhập viện, cha nằm điều trị được mấy ngày thì đến 30 tết, lại làm thủ tục xin cho cha ra viện để về nhà điều trị và đón tết.
Tết đến, mọi người vui mừng đón xuân và giành cho nhau biết bao nhiêu lời chúc mừng tốt đẹp nhất, mọi người đi chơi vui xuân còn cha phải nằm trên giường bệnh vì cha quá mệt. Giao thừa, con xuống chúc tết và mừng tuổi cho cha và mẹ. Cha nhận tiền mừng tuổi và cố nở nụ cười để động viên con cháu. Con biết cha đã cố gắng thật nhiều vì mẹ vì các con, cha không muốn mọi người phải buồn.
Nguồn: http://blog.yume.vn/xem-blog/nhat-ky-nhung-nam-thang-cuoi-doi-cua-cha-yeu.thuytt582008.35CC5028.html