PDA

View Full Version : nước mắt và niềm tin cuộc sống


dangquang1
17-07-2012, 09:47 AM
Nước mắt và niềm tin cuộc sống

(24h) - Bị mắc một căn bệnh vô cùng quái ác và sẽ cướp đi sinh mệnh của anh. Nhưng anh vẫn luôn cố gắng làm vui cuộc đời và cho cả mẹ.

Nghe đến tên của Nguyễn Ngọc Sơn đã lâu nhưng tận khi chàng trai giàu nghị lực này đã ra được cuốn tự truyện thứ hai với tựa đề “Không là cơn gió thoảng qua” thì tôi mới có dịp lên mảnh Đất Tổ xa xôi để tìm gặp.
Câu chuyện giữa chúng tôi cứ miên man theo những câu chuyện cuộc đời của chính tác giả.
Khát vọng học của cậu con trai không mang họ bố
Men theo những con đường quanh co, hai bên đường xanh ngắt màu của lúa, của cây rừng, tôi tìm đến khu 3, xã Thanh Vinh, thị xã Phú Thọ. Dừng lại hỏi thăm một người trong xã, tôi được chỉ dẫn tận tình bởi ở đây ai ai cũng đều biết chàng thanh niên nổi tiếng Nguyễn Ngọc Sơn.
Nguyễn Ngọc Sơn sinh ngày 9/2/1979 tại Phú Thọ. Anh là con lớn trong một gia đình có hai anh em trai: Nguyễn Ngọc Sơn và Đào Thanh Lam. Giải thích về việc hai anh em ruột lại mang họ khác nhau, ông Đào Ngọc Minh, bố của Sơn cho biết: Ông vốn gốc họ Nguyễn, nhưng từ nhỏ đã đi làm con nuôi cho gia đình họ Đào.
http://img29.24h.com.vn/upload/2-2010/images/2010-04-28/1272422300-benh-1.jpg
Ánh mắt đầy suy tư, lo lắng của Nguyễn Ngọc Sơn những ngày đầu khi biết mình mắc căn bệnh thận quái ác.
Khi mới sinh con trai đầu lòng, vợ chồng ông quyết định cho Sơn mang họ Nguyễn để nhớ về nguồn cội. Trung tá Đào Ngọc Minh trước đây là Trợ lý Vật tư của Trường Trung học Công nghiệp Quốc phòng - Phú Thọ, đã nghỉ hưu từ cuối năm 2009.
Đấy cũng là nơi bà Đỗ Thị Loan, vợ ông, từng làm công nhân viên, nay đã nghỉ chế độ. Đồng lương của ông bà không đủ chi phí cho gia đình, nên họ phải làm thêm bằng nghề nuôi gà đẻ trứng và trồng từng mớ rau đem bán.
Khi bắt đầu bước vào kỳ hai của năm lớp 10 ( năm 1995), gia đình Sơn phát hiện ra anh bị viêm cầu thận mãn tính. Bệnh tình ngày một nặng hơn, căn bệnh dần chuyển sang giai đoạn thận hư. Cố gắng học xong lớp 10, Sơn xin bảo lưu kết quả với quyết tâm quay trở lại học.
Sau một năm bệnh tình vẫn không khỏi, Sơn vẫn quyết định tiếp tục đi học trở lại trong sự can ngăn của rất nhiều người, “thậm chí nhiều người thân vì lo cho sức khỏe của mình nên đã khuyên bố mẹ không nên để Sơn tiếp tục đi học”. Đối với Sơn, anh chưa bao giờ thôi khát vọng được học để thỏa mãn ước mơ một ngày được trở thành giáo viên đứng trên bục giảng.
Thương cho khát vọng của con, hàng ngày trên chiếc xe đạp cũ kĩ, hai bố mẹ lại thay nhau đèo Sơn đến trường. Lúc nào, cơ thể Sơn cũng phù nề, da xanh tái và yếu ớt. Trong cặp của Sơn, sách và thuốc luôn là hai thứ đồng hành mỗi buổi tới lớp.
Năm đầu tiên thi đại học, sau hai môn văn và sử làm suôn sẻ, tưởng chừng như sắp chạm tay vào tấm vé đại học nhưng rồi sức khỏe yếu đã không cho phép Sơn hoàn thành tốt môn thi cuối cùng.
Sơn tâm sự: “Mình còn nhớ rất rõ những ngày đó thời tiết hết sức khắc nghiệt, sáng nắng chiều mưa. Mà những người bị thận như bọn mình thì kị nhất là bị dính mưa”. Năm đó Sơn được 20 điểm trong khi điểm vào trường là 21. Người thân và bạn bè tiếc nuối cho công sức của chàng trai trẻ giàu nghị lực.
http://img29.24h.com.vn/upload/2-2010/images/2010-04-28/1272422300-benh-2.jpg
Hàng chục bằng khen và giấy khen các loại trong những năm tháng học tập trên và làm việc của Nguyễn Ngọc Sơn.
Không để mình gục ngã Sơn quyêt tâm ở lại Hà Nội thuê nhà trọ vừa ôn thi, vừa chữa bệnh. Bố mẹ Sơn lại một lần nữa chiều theo khát vọng học cháy bỏng của con.
Không phụ lòng bố mẹ, Nguyễn Ngọc Sơn vẫn thi đỗ vào hai trường đại học với số điểm rất cao: ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Sư phạm Thái Nguyên. Anh đã quyết định chọn Sư phạm I Hà Nội để thỏa mãn ước mơ được trở thành một thầy giáo.
Ngày nhập trường, hành trang của Sơn không chỉ là quần, áo, sách vở mà còn có cả những bao tải thuốc nam. Sợ nếu mọi người biết sẽ nhìn mình bằng ánh mắt thương hại, Sơn đã giấu tất cả thầy cô, bạn bè âm thầm vượt qua nỗi đau thân thể để tiếp tục học tập. Sơn từ chối mọi lời mời ra ở cùng bạn bè, mà âm thầm một mình trong căn phòng trọ sinh viên tồi tàn. Hàng ngày, khi cả khu trọ đã tắt đèn cũng là lúc Sơn bắc bếp sắc thuốc.
Sau khi học xong trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Sơn tiếp tục thi đậu văn bằng 2 ở Học viện báo chí tuyên truyền khoa Xây Dựng Đảng. Tại đây, Sơn đã được đứng trong hàng ngũ của Đảng, được Bộ giáo dục và đào tạo tặng bằng khen về thành tích sinh viên nghiên cứu khoa học. Kết thúc 2 năm học anh đã có 1 tấm bằng giỏi và chứng nhận cao cấp lý luận chính trị.
Còn sống là còn cống hiến
Sau ngày tốt nghiệp, Sơn định xin vào Trường CĐ Công nghiệp quốc phòng làm giáo viên nhưng mới là hợp đồng thỉnh giảng thì Sơn bất ngờ đổ bệnh nên không thuộc diện được xét biên chế nữa vì lý do sức khoẻ. Từ đó nên nay Sơn làm giáo viên hợp đồng thỉnh giảng với số tiền 15.000/tiết và chia bình quân thì mỗi tháng chỉ được 200 ngàn.
Nhưng tai hoạ lại một lần nữa ập xuống khi anh nhận được tin bệnh tình của mình đã vào giai đoạn cuối. Thời gian sống chỉ còn tính từng phút, từng giây. Tương lai tốt đẹp vừa hé mở bỗng lại đóng chặt cửa với chàng trai trẻ.
Bác sĩ ở bệnh viện 103 khuyên mẹ Sơn nên đưa con về quê để chuẩn bị lo hậu sự. “Lúc đó, hai mẹ con chỉ biết đứng chôn chân một chỗ, lặng người một lúc lâu rồi cả hai mẹ con ôm chầm lấy nhau khóc thảm thiết. Suốt ngày hôm đó, hai mẹ con Sơn chỉ biết ngồi trong phòng rồi khóc.
Nước mắt đã thấm ướt gối, giường nơi hai ẹm con Sơn nằm. Như cảm nhận thấy cái chết đang cận kề, trong đầu Sơn lại rạo rực khát vọng được sống. Trong đầu Sơn tự nhủ: “Mình muốn được sống. Mình sống được sẽ cố gắng tìm được một công việc để làm gánh đỡ cho bố mẹ”. Có người nói nhỏ với hai mẹ con Sơn: “Chị thử đem cháu sang BV Bạch Mai thử xem. May ra thì người ta nhận”.
http://img29.24h.com.vn/upload/2-2010/images/2010-04-28/1272422300-benh-3.jpg
Người mẹ tần tảo sớm hôm cho những ước mơ của Sơn được chắp cánh.
Đêm hôm đó, Sơn nằm không ngủ mà hồi tưởng lại toàn bộ quá khứ. Sơn bắt đầu ghi nhật kí bằng thơ. Những vần thơ về mẹ, về gia đình và người thân cứ tuôn trào dưới ngòi bút của Nguyễn Ngọc Sơn.
Sơn viết như thể ngày mai mình sẽ không còn tồn tại trên cõi đời này nữa, như thể ngày mai sẽ mãi mãi rời xa những người thân yêu. Để rồi mỗi câu thơ trào tuôn như xát muối vào trái tim những ai đọc nó. Sơn đã thức trắng đêm và 21 bài thơ cũng đã ra đời sau một đêm đó.
Sơn đã từng tâm sự trong nhật kí của mình: “Những dòng chữ lại nhòa cùng nước mắt. Tôi cứ khóc tu tu như một đứa trẻ. Làm sao không khác được khi tôi sắp phải dời xa cái thế giới mà tôi đã gắn bó suốt 27 năm qua. Làm sao không khóc khi có thể sẽ chẳng bao giờ tôi còn có cơ hội về mái nhà thân yêu nữa. Mẹ ơi, tha lỗi cho con mẹ nhé…”
5 giờ sáng hôm sau, hai mẹ con Sơn đã đi đến bệnh viện Bạch Mai những mong tìm cho Sơn một con đường sống. Gặp bác sĩ trưởng khoa thận, BV Bạch Mai mẹ của Sơn khẩn khoản van xin: “Bệnh cháu nó nặng rồi, không chạy chữa thì cũng không qua khỏi được. Nhà em nghèo nhưng xin bác sĩ hãy cứu cháu. Dù có phải bán cả nhà cửa để cho con em được sống thêm 1 ngày thì em cũng bán…”. Lời khẩn khoản đầy nước mắt của người mẹ nghèo đã khiến vị bác sĩ xúc động. Ông nhìn hai mẹ con trìu mến rồi nói: “Nhập viện nhé. Thế thì sống được rồi. 50% là máy móc còn 50% phụ thuộc vào mình đấy”.
Nghe được những lời ân cần của vị bác sĩ, hai mẹ con Sơn vui sướng quá nhảy lên giữa sảnh của bệnh viện, Sơn vui mừng quá tay run đến độ ko thể tự cài nổi cúc áo bệnh nhân mà phải nhờ mẹ cài hộ cho. Niềm vui sướng khó diễn ra thành lời.
Anh tâm sự: “Khi người hộ lý đưa cho mình bộ quần áo bệnh nhân, mình đã “chộp” lấy và mặc nhanh hơn bất cứ bộ quần áo nào mình đã mặc. Hạnh phúc đối với người ta là vàng son, nhung lụa còn với mẹ con mình thì đó là cái gật đầu đồng ý cho nhập viện của vị bác sĩ”.