PDA

View Full Version : Thi Luật ( cùng tham khảo để biết cách thức làm 1 bài thơ ntn nhé)


dangquang1
24-07-2012, 08:38 AM
THI LUẬT (luật gieo vần 1 bài thơ)


Thơ Lục Bát

Lục bát là thể thơ thông dụng nhất, vì cách gieo vần tương đối đơn giản.

Lục = sáu chữ --- chữ 2 bằng, 4 trắc, 6 bằng
Bát = tám chữ --- chữ 2 bằng, 4 trắc, 6 bằng, 8 bằng

x B x T x B (v1)
x B x T x B (v1) x B (v2)
x B x T x B (v2)
x B x T x B (v2) x B (v3)


Thơ Thất Ngôn (hay còn gọi Tứ Tuyệt)

Thất ngôn đơn giản là thể thơ gồm bốn câu mỗi đoạn, và mỗi câu được mang bảy chữ, được sắp theo luật như sau:

Bốn câu được chia thành hai cặp:
Một cặp mang thanh x T x B x T x (trắc, bằng, trắc)
Một cặp mang thanh x B x T x B x (bằng, trắc, bằng)

Hai cặp này có thể đặt xen kẽ, hoặc đối xứng tùy ý, miễn sao nghe êm tai là được. Trong từng câu, những chữ mang thanh trắc bằng bắt buộc phải là các chữ 2, 4, và 6 của mỗi câu. Như vậy chữ thứ 2 và thứ 6 luôn mang cùng một thanh còn chữ thứ 4 thì ngược lại theo đúng luật thơ.


Thơ Bát Ngôn (thơ 8 chữ)

Bát Ngôn là thể thơ tám chữ, tức là mỗi dòng trong đoạn thơ sẽ có tám chữ. Làm thơ Bát ngôn dễ dàng hơn những thể thơ khác rất nhiều vì không bị luật thơ gò bó như những thể loại khác:

Câu đầu tiên của bài thơ thì có thể tự do mà làm, vì không phải theo khuôn khổ nào hết.

Câu hai và ba thì chữ cuối của câu hai và câu ba phải theo cùng vần là trắc trắc, hoặc bằng bằng, cứ hai cặp trắc lại đến hai cặp bằng cho đến hết bài thơ.

Câu cuối cùng cũng tương tự câu đầu. không cần phải vần với câu nào hết, nhưng nếu chữ cuối của câu cuối có thể vần với chữ cuối câu đầu thì sẽ hay hơn.

Vì Bát ngôn không có quá gò bó, từ ngữ bạn dùng sẽ làm bài thơ trở nên hay hơn, chỉ cần uốn nắn, uyển chuyển dùng từ sẽ tạo ra một bài thơ thật hấp dẫn.

Thơ Tứ Ngôn (thơ 4 chữ)

Thơ tứ ngôn là loại thơ có thể gọi là đơn giản nhất bởi vì luật bằng trắc chỉ được áp dụng cho chữ thứ 2 và chữ thứ 4 trong câu mà thôi.

Nếu chữ thứ 2 là bằng thì chữ thứ 4 là trắc và ngược lại nếu chữ thứ 2 là trắc thì chữ thư 4 là bằng.

Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần tiếp, và cách gieo vần tréo. Tuy nhiên vẫn còn một cách gieo vần nữa, cách này ít ai dùng đến, là cách gieo vần ba tiếng.

Cách gieo vần tiếp

x B x T (v1)
x B x T (v1)
x T x B (v2)
x T x B (v2)

Cách gieo vần tréo

x B x T (v1)
x T x B (v2)
x B x T (v1)
x T x B (v2)

Cách gieo vần ba tiếng

x B x T (v1)
x T x B (v1)
x B x T (tự do)
x T x B (v2)


Thơ Ngũ Ngôn (thơ 5 chữ)

Cũng giống như thơ 4 chữ, nếu chữ thứ 2 trong câu là bằng thì chữ thứ 4 là trắc và ngược lại. Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần ôm, và cách gieo vần tréo.

Cách gieo vần ôm

x B x T x (v1)
x T x B x (v2)
x B x T x (v2)
x T x B x (v1)

Cách gieo vần tréo

x B x T x (v1)
x T x B x (v2)
x B x T x (v1)
x T x B x (v2)


Thơ Đường Luật

Thơ Đường được bắt đầu từ bên Trung Hoa, thời nhà Đường bên Trung Hoa rất xem trọng các văn hào, và cũng vì lẽ đó nên các quan trong triều bắt buộc phải biết làm thơ, cho nên trong thơ nhà Đường có rất nhiều thi sĩ nổi tiếng. Đặc biệt hơn nữa, các thi hào thời nhà Đường đã phát triển một lối làm thơ riêng biệt mà ngày nay chúng ta được biết là thơ Đường.

Thơ Đường còn được gọi là "Đường Thi Thất Ngôn Bát Cú" tạm dịch là Đường thơ bảy chữ tám câu. Tám câu này được phân ra thành bốn cặp (cặp là hai câu giống nhau theo luật bằng trắc).

cặp 1: gồm câu một và câu tám
cặp 2: gồm câu hai và câu ba
cặp 3: gồm câu bốn và câu năm
cặp 4: gồm câu sáu và câu bảy

Cũng giống như Thất Ngôn Tứ Tuyệt, luật bằng trắc trong Đường Thi áp dụng cho những chữ 2, 4, và 6 trong mỗi câu; đặc biệt, những chữ 7 (chữ cuối của mỗi câu) cũng phải theo luật bằng-trắc (b=bằng, t=trắc).

Nếu mở đầu bài thơ bằng T B T (luật trắc) thì bài thơ sẽ theo luật như sau:

câu 1: x T x B x T b (vần)
câu 2: x B x T x B b (vần)
câu 3: x B x T x B t
câu 4: x T x B x T b (vần)
câu 5: x T x B x T t
câu 6: x B x T x B b (vần)
câu 7: x B x T x B t
câu 8: x T x B x T b (vần)

Nếu mở đầu bài thơ bằng B T B (luật bằng) thì bài thơ sẽ theo luật như sau:

câu 1: x B x T x B b (vần)
câu 2: x T x B x T b (vần)
câu 3: x T x B x T t
câu 4: x B x T x B b (vần)
câu 5: x B x T x B t
câu 6: x T x B x T b (vần)
câu 7: x T x B x T t
câu 8: x B x T x B b (vần)

Điểm khó nhất trong Đường Thi là câu số ba và câu số bốn, bởi vì hai câu này được gọi là hai câu THỰC và hai câu năm và câu sáu là hai câu LUẬN.... hai cặp câu này luôn luôn đối nhau, danh từ (noun) đối danh từ, động từ (verb) đối động từ, tính từ (adjective) đối tính từ, quan trọng hơn cả là hai cặp câu này phải Ý đối Ý.

Điểm cao nhất của Đường Thi là có thể HỌA THƠ với người khác, nghĩa là sẽ dùng lại tất cả những mang VẦN của bài thơ muốn họa tức là bài thơ của người đầu tiên (thường được gọi là bài Xướng Thi) để diễn tả theo ý thơ của mình.


P/S: Có gì sai sót hay còn thiếu chỗ nào mọi người góp ý để Hạ Nhớ sửa nhé :)

longdatautovol
24-07-2012, 08:38 AM
Sự phối trí thanh và âm

Bằng (B) là bằng phẳng, đều đều, bình thường; trắc (T) là nghiêng lệch. Âm thanh đang ở mức bình thường (bình thanh) chợt bổng lên cao hay đổ xuống thấp hơn (trắc thanh).

Nếu lựa từ sao cho có âm và thanh tương hợp thì khi đọc lên sẽ nghe êm tai, ta gọi lời văn có vần. Hai tiếng vần với nhau khi có âm tương tự và có cùng thanh (hoặc là cùng bình thanh hoặc là cùng trắc thanh). Trong thơ, vấn đề hợp vần là điều cốt yếu. Sự phối trí âm thanh nhịp điệu là yếu tố cơ bản của thơ.

1. Vần có 2 thứ:

a. Bằng (B): những chữ không dấu hoặc dấu huyền —Thí dụ : hai, hài

b. Trắc (T): những chữ có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng —Thí dụ : hải, hãi, hái, hại.


Tiếng bình không vần với tiếng trắc: hai không vần với hải.


Thí dụ câu thơ song thất lục bát:

Cùng trông mà lại cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng, ý thiếp, ai sầu hơn ai?



Những tiếng "thấy", "mấy" cùng phát ra một âm "ây" cùng gieo trắc thanh. Những tiếng "dâu", "màu", "sầu" có âm "âu" và "au" tương tự, cùng gieo bình thanh. Tất cả từng cặp một như thế gọi là vần với nhau.


2. Vần thể giàu hay nghèo:


a. Vần bằng giàu: những tiếng có cùng âm và thanh như

Phương, sương, cường, trường .


.Vần trắc giàu: những tiếng có cùng âm và thanh như

Thánh, cảnh, lãnh, ánh .


b. Vần bằng nghèo: đồng thanh nhưng với âm tương tự

Minh, khanh, huỳnh, hoành .


.Vần trắc nghèo : đồng thanh nhưng với âm tương tự

Mến, lẽn, quyện, hển .


Thơ lục bát

Lục bát là thể thơ đặc biệt của Việt Nam, mà truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất. Vần thơ lục bát có thể phân tách như sau: (Những chữ màu đậm(bold) phải đúng luật bằng, trắc rõ ràng.)


B T B

2 4 6 Câu lục (6chữ)



B T B B

2 4 6 8 Câu bát (8chữ)


Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo. Trong câu bát, tiếng 6 và 8 tuy cùng vần bình nhưng một tiếng có dấu huyền và một tiếng không có dấu.


Thôn đoài ngồi nhớ thôn Ðông

Một người chín nhớ mười mong một người

Gió mưa là bệnh của trời

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.


Hay:


Bỗng dưng buồn bã không gian

Mây bay lũng thấp giăng màn âm u

Nai cao gót lẫn trong mù

Xuống rừng nẻo thuộc nhìn thu mới về.


Có hai ngoại lệ trong thơ lục bát:


1. Tiếng thứ 2 câu lục có thể là trắc, khi ấy nhịp thơ ngắt ở giữa câu.


Người nách thước, kẻ tay đao

Đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi.


2. Tiếng cuối câu lục có thể vần với tiếng 4 câu bát, khi đó tiếng 2 và 6 của câu bát sẽ đổi ra trắc. Câu thơ sẽ ngắt nhịp ở giữa câu bát, như trong câu ca dao sau:


Đêm nằm gối gấm không êm

Gối lụa không mềm , bằng gối tay em.

huongmoi
24-07-2012, 08:38 AM
Lục Bát Biến Thể

Thể này dùng uyển chuyển trong bài thơ,Đôi khi đặt câu và chọn âm vần của câu Bát hay bị kẹt.
Thể này ta thường hay thấy trong các câu Ca Dao,Câu Đố của ngày xưa

VD: Con Cò mày đi ăn Đêm(v)
Đậu phải cành Mền(v) lộn cổ xuống ao

VD câu đố:Trên lông mà dưới cũng LÔNG
Tối lại nằm CHỒNG , thành đủ một đôi



Luật: b B t T b B
t T b B t T b B

T,B: phải theo luật
t,b: không phải theo luật

Chữ thứ 2-6 của câu Bát bắt buộc là vần Trắc

Chữ cuối của câu Lục vần với chữ Thứ Tư của câu bát

Lục Bát Đối


Theo luật thơ Lục Bát mà chúng ta đã học thì tiếng thứ 2 của câu Lục là vần Bằng
Song khi có Tiểu Đối thì tiếng thứ 2 trong câu Lục có thể là vần Trắc

Trong trường hợp này ta nên để dấu phẩy(,) đê ngắt nhịp thơ ra làm hai:

VD:Người ở lại,kẻ ra đi
Tháng năm phai nhạt còn gì buồn hơn

mtcorp
24-07-2012, 08:39 AM
Thơ Cổ Phong

Số Chữ Và Số Câu Trong Lối Thơ Cổ Phong:
Lối này chỉ có số chữ trong câu là nhất định (hoặc ngũ ngôn, hoặc thất ngôn) ngoài ra không phải theo thể lệ chặt chẽ như lối Đường Luật, nghĩa là không có niêm, luật, không phải đối (một đôi khi có đối là tùy nhà làm thơ, chứ không bắt buộc.)

Lối này cũng không hạn số câu: cứ từ 4 câu trở lên, muốn làm dài ngắn bao nhiêu cũng được. Các thi gia thường cũng hay làm mỗi bài 4 câu (tứ tuyệt) hoặc 8 câu (bát cú), nhưng cũng có bài làm 6 câu hoặc 12 câu. Những bài thất ngôn dài quá 8 câu và ngũ ngôn dài quá 16 câu gọi là tràng thiên (thiên dài.)

Cách gieo vần trong lối thơ cổ phong: Lối thơ cổ phong có thể cả bài dùng nguyên một vần (độc vận), hoặc dùng nhiều vần (liên vận). Khi dùng liên vận thì hoặc mỗi hai mỗi đổi vần (lối này phải dùng vần liên châu, mỗi cuối câu mỗi hạ vần), hoặc 4 câu đổi dùng một vần (như lối thơ bát cú.) Mỗi khi đổi vần, câu thứ nhất hoặc có gieo vần, hoặc không gieo vần cũng được. Trong bài thơ liên vận, có thể dùng vừa vần bằng, vừa vần trắc.
Những bài thơ cổ phong làm mẫu:
(Ngũ ngôn bát cú)

Khen Trần Bình Trọng

Giỏi thay Trần Bình Trọng!
Dòng giõi Lê Đại Hành.
Đánh giặc dư tài mạnh,
Thờ vua một tiết trung.
Bắc vương sống mà nhục,
Nam quỷ thác cũng vinh.
Cứng cỏi lòng trung nghĩa.
Ngàn thu tỏ đại danh.
Phan Kế Bính

Thất ngôn bát cú

Dế Đuổi Bên Đèn

Kiến chẳng phải kiến, voi chẳng voi,
Trời sinh dế đuổi cũng choi choi.
Ngắn cánh trên trời bay chẳng thấu,
Co tay vạch đất cũng khoe tài.
Mưa sa nước chảy trên cao ở,
Lửa đỏ dầu sôi nhảy tới chơi.
Quân tử có thương xin chớ phụ,
Lăm băm bay nhảy để mà coi.

Tú Quì

Ngũ ngôn tràng thiên (liên vận)

Bài Ghi Trên Chỗ Ngồi

Người xấu chớ nên nói,
Mình hay chớ nên khen.
Làm ân chớ nên nhớ,
Chịu ân chớ nên quên.
Đời khen không đủ mến,
Duy lấy nhân làm nền.
Chứa bụng rồi mới động,
Gièm pha có ngại gì.
Đừng để danh quá thực,
Thành ở trong ngu si.
Giữ mình cốt trong trẻo,
Ánh sáng lộ tỷ ty.
Mềm mỏng được bền dai,
Lão Đam khoẻ mới kỳ.
Hầm hầm nết kẻ hèn,
Khoan hòa người lượng cả.
Nói cẩn, ăn có chừng,
Biết vừa, không tai vạ.
Cứ thế được mãi mãi,
Thơm tho cũng thỏa dạ.
Thôi Tử Ngọc - Phan Kế Bính dịch nôm
Việt Hán văn khảo

Thất ngôn tràng thiên

Ông Lã Gia

Ngồi buồn xem lại sử Nam nhà,
Quan đời vua Triệu ông Lã Gia.
Ngôi cao quyền trọng đầu râu bạc,
Hai vai gánh vác một sơn hà.
Giặc ngoài ngắm nghe, vua Hưng nhỏ,
Nước đổ, thành nghiêng, một mụ già.
Cù hậu, sứ thần trong nửa tiệc,
Quét sạch hôi tanh, tan nát hoa.
Con trưởng vua Minh dựng nối dòng,
Hai nghìn vào cõi tính đã xong.
Gói cờ tiết Hán để mặt ải,
Bao nơi hiểm yếu dàn canh phòng.
Năm nghìn lại tiếp quân Tàu sang,
Chín chục chết theo cơ nghiệp Triệu.
Chưa chắc loạn thần hay trung trinh,
Văng vẳng nghìn thu không kẻ hiểu.
Nguyễn Khắc Hiếu

Sưu Tầm

photodecor
24-07-2012, 08:39 AM
SONG THẤT LỤC BÁT



Cũng như LỤC BÁT, SONG THẤT LỤC BÁT thường được dùng trong những truyện thơ, và là thể loại thứ hai của hai thể thơ "chính tông" trong Việt văn.

Song Thất Lục Bát là loại thơ mở đầu bằng hai câu THẤT, rồi tiếp đến hai câu LỤC BÁT, tạo thành một KHỔ với ý từ trọn vẹn. (có nghĩa là trong 4 câu phải trọn vẹn một ý)

Câu THẤT trên (câu số 1), tiếng thứ 3 là chữ TRẮC, tiếng thứ 5 là chữ BẰNG, và tiếng thứ 7 là chữ TRẮc và VẦN.

Câu Thất dưới (câu số 2), tiếng thứ 3 là chữ BẰNG, tiếng thứ 5 là chữ TRẮC và VẦN với tiếng thứ 7 của câu trên, tiếng thứ 7 là chữ BẰNG và VẦN.

***Song Thất Lục Bát không giống như Thất Ngôn Luật theo lối

Hán văn, vì luật BẰNG TRẮC được áp dụng trong Song Thất ở

chữ thứ 3, thứ 5, mà trong Thất Ngôn Luật thì chữ thứ 3 và

chữ thứ 5 lại có thể theo lệ BẤT LUẬN.

Sau hai câu Thất là hai câu Lục Bát, theo luật của Lục Bát...chữ cuối của câu LỤC vần với chữ thứ 7 của câu THẤT thứ nhì):

ĐIỀU NGOẠI LỆ: Thông thường chữ thứ 3 của câu Thất(1) là chữ TRẮC, nhưng trong trường hợp không có đối ở câu dưới, thì chữ thứ 3 của câu Thất trên có thể là chữ BẰNG.