minhduongf
01-08-2012, 02:52 PM
KS Nguyễn Anh Tuấn, CLB Thiên văn Nghiệp dư TP.HCM cho biết, hiện tượng này không liên quan đến bất kỳ yếu tố tâm linh nào ví dụ như nhìn thấy thì sẽ gặp may mắn... Đây hoàn toàn chỉ là hiện tượng thiên nhiên bình thường. Hiện tượng này cũng không quá hiếm gặp.
Thông thường, cứ 1 - 2 năm, chúng ta lại nhìn thấy một số hành tinh trong Hệ mặt trời xếp thẳng hàng nhau. Điều đặc biệt, việc chúng ta nhìn thấy các hành tinh này xếp thẳng hàng nhau là do góc nhìn từ Trái đất. Thực tế, các hành tinh này không xếp thẳng hàng nhau như chúng ta nhìn thấy.
Đây hoàn toàn chỉ là hiện tượng thiên nhiên bình thường. Hiện tượng này cũng không quá hiếm gặp.
Theo ThS Phan Văn Đồng, Tổng thư ký Hội Thiên văn, người ta nghĩ rằng khi đứng thẳng hàng thì các hành tinh này sẽ tạo ra lực triều gây ảnh hưởng đến con người trên Trái đất, làm cho người ta cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt... là sai lầm.
Lực này là có nhưng không đáng kể và không ảnh hưởng gì. Chỉ khi nào cộng hưởng thủy triều (Mặt Trăng) và lực triều (Mặt Trời) gặp nhau thì mới tạo ra hiện tượng này. Tuy nhiên, đó là hiện tượng rất hy hữu.
ThS Đồng cũng nhận định, trong thiên văn không bao giờ có hiện tượng các hành tinh xếp thẳng hàng mà chỉ gần như thẳng. Khi bội số chung nhỏ nhất của các chu kỳ hoạt động của các hành tinh quanh Mặt Trời gặp nhau thì nó sẽ tạo thành một đường gần thẳng.
Đó là hiện tượng bình thường về sự chuyển động của các hành tinh và vẫn thường xảy ra trong tự nhiên, có điều không phải lúc nào chúng ta cũng quan sát được. Đó chỉ là một chu kỳ chuyển động cơ học của các hành tinh chứ không phải là điều gì đó khác biệt.
Mắt thường cũng có thể quan sát được
Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, CLB Thiên văn học trẻ Việt Nam cho biết, khác với nhật thực, nguyệt thực phải quan sát bằng kính để tránh tia tử ngoại, hiện tượng này hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường mà không cần đến bất kỳ một phụ kiện trợ giúp nào.
Ngày 11/6, 3 hành tinh này sẽ được nhìn thấy rõ nhất. Khi màn đêm buông xuống sẽ là lúc chúng ta thấy các hành tinh này xếp thẳng hàng với nhau. Kim tinh được nhìn rõ nhất, sau đó là Hỏa tinh và cuối cùng là Thổ tinh.
Ngày 11/6, 3 hành tinh này sẽ được nhìn thấy rõ nhất.
Kim tinh sẽ có màu sáng bạc, Hỏa tinh có màu đỏ cam và Thổ tinh có màu hơi vàng. Điểm phân biệt giữa các hành tinh này với muôn vàn những vì sao sáng khác trên bầu trời là các ngôi sao thì nhấp nháy còn hành tinh thì không.
Ngoài ra, muốn quan sát hiện tượng này, người yêu thiên văn phải hướng mắt về bầu trời phía tây. Thời gian xem rõ nhất là từ 6h30 - 7h tối. Khi chiêm ngưỡng hiện tượng này cũng cần lưu ý một số điểm về địa điểm, thời tiết. Về thời tiết, chúng ta sẽ không thể xem nếu thời tiết xấu, có quá nhiều mây hoặc mưa. Về địa điểm, người xem phải chọn vị trí đẹp: nên chọn vị trí cao ví dụ như nhà cao tầng, cách xa ánh đèn và cây cối...
ThS Đồng cho biết, để quan sát được hiện tượng này thì phải hiểu rõ về chòm song tử. Chúng ta chỉ quan sát được chòm sao này vào buổi chiều tối. Chiều ngày 11/6, nhìn về phía chân trời tây bắc ta có thể quan sát được hiện tượng này. Sau khi Mặt Trời lặn, có thể quan sát bằng mắt thường hoặc bằng kính thiên văn. Chòm sao này có độ sáng vừa với tầm nhìn nên có thể dễ dàng quan sát được. Tuy vậy, ở những vùng nông thôn, đồng bằng sẽ dễ quan sát hơn ở những thành phố với nhà cửa san sát.Ông Nguyễn Đức Phường, Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam cho biết, ngày 26/6 này sẽ diễn ra nguyệt thực một phần. Người dân ở khu vực Đông Á (trong đó có Việt Nam), Thái Bình Dương, phía tây của Bắc Mỹ và Nam Mỹ có cơ hội được chiêm ngưỡng hiện tượng này.
Cơ hội được quan sát nguyệt thực toàn phần tốt nhất trong năm 2010 xảy ra vào đêm 20, sáng 21/12. Những người dân sống ở Bắc Mỹ và Thái Bình Dương có cơ hội được quan sát nguyệt thực toàn phần. Người dân Bắc Âu, một phần Bắc Phi, Đông Á (trong đó có Việt Nam) chỉ quan sát được hiện tượng một phần.
Việt Báo (Theo Bee.net)
Thông thường, cứ 1 - 2 năm, chúng ta lại nhìn thấy một số hành tinh trong Hệ mặt trời xếp thẳng hàng nhau. Điều đặc biệt, việc chúng ta nhìn thấy các hành tinh này xếp thẳng hàng nhau là do góc nhìn từ Trái đất. Thực tế, các hành tinh này không xếp thẳng hàng nhau như chúng ta nhìn thấy.
Đây hoàn toàn chỉ là hiện tượng thiên nhiên bình thường. Hiện tượng này cũng không quá hiếm gặp.
Theo ThS Phan Văn Đồng, Tổng thư ký Hội Thiên văn, người ta nghĩ rằng khi đứng thẳng hàng thì các hành tinh này sẽ tạo ra lực triều gây ảnh hưởng đến con người trên Trái đất, làm cho người ta cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt... là sai lầm.
Lực này là có nhưng không đáng kể và không ảnh hưởng gì. Chỉ khi nào cộng hưởng thủy triều (Mặt Trăng) và lực triều (Mặt Trời) gặp nhau thì mới tạo ra hiện tượng này. Tuy nhiên, đó là hiện tượng rất hy hữu.
ThS Đồng cũng nhận định, trong thiên văn không bao giờ có hiện tượng các hành tinh xếp thẳng hàng mà chỉ gần như thẳng. Khi bội số chung nhỏ nhất của các chu kỳ hoạt động của các hành tinh quanh Mặt Trời gặp nhau thì nó sẽ tạo thành một đường gần thẳng.
Đó là hiện tượng bình thường về sự chuyển động của các hành tinh và vẫn thường xảy ra trong tự nhiên, có điều không phải lúc nào chúng ta cũng quan sát được. Đó chỉ là một chu kỳ chuyển động cơ học của các hành tinh chứ không phải là điều gì đó khác biệt.
Mắt thường cũng có thể quan sát được
Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, CLB Thiên văn học trẻ Việt Nam cho biết, khác với nhật thực, nguyệt thực phải quan sát bằng kính để tránh tia tử ngoại, hiện tượng này hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường mà không cần đến bất kỳ một phụ kiện trợ giúp nào.
Ngày 11/6, 3 hành tinh này sẽ được nhìn thấy rõ nhất. Khi màn đêm buông xuống sẽ là lúc chúng ta thấy các hành tinh này xếp thẳng hàng với nhau. Kim tinh được nhìn rõ nhất, sau đó là Hỏa tinh và cuối cùng là Thổ tinh.
Ngày 11/6, 3 hành tinh này sẽ được nhìn thấy rõ nhất.
Kim tinh sẽ có màu sáng bạc, Hỏa tinh có màu đỏ cam và Thổ tinh có màu hơi vàng. Điểm phân biệt giữa các hành tinh này với muôn vàn những vì sao sáng khác trên bầu trời là các ngôi sao thì nhấp nháy còn hành tinh thì không.
Ngoài ra, muốn quan sát hiện tượng này, người yêu thiên văn phải hướng mắt về bầu trời phía tây. Thời gian xem rõ nhất là từ 6h30 - 7h tối. Khi chiêm ngưỡng hiện tượng này cũng cần lưu ý một số điểm về địa điểm, thời tiết. Về thời tiết, chúng ta sẽ không thể xem nếu thời tiết xấu, có quá nhiều mây hoặc mưa. Về địa điểm, người xem phải chọn vị trí đẹp: nên chọn vị trí cao ví dụ như nhà cao tầng, cách xa ánh đèn và cây cối...
ThS Đồng cho biết, để quan sát được hiện tượng này thì phải hiểu rõ về chòm song tử. Chúng ta chỉ quan sát được chòm sao này vào buổi chiều tối. Chiều ngày 11/6, nhìn về phía chân trời tây bắc ta có thể quan sát được hiện tượng này. Sau khi Mặt Trời lặn, có thể quan sát bằng mắt thường hoặc bằng kính thiên văn. Chòm sao này có độ sáng vừa với tầm nhìn nên có thể dễ dàng quan sát được. Tuy vậy, ở những vùng nông thôn, đồng bằng sẽ dễ quan sát hơn ở những thành phố với nhà cửa san sát.Ông Nguyễn Đức Phường, Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam cho biết, ngày 26/6 này sẽ diễn ra nguyệt thực một phần. Người dân ở khu vực Đông Á (trong đó có Việt Nam), Thái Bình Dương, phía tây của Bắc Mỹ và Nam Mỹ có cơ hội được chiêm ngưỡng hiện tượng này.
Cơ hội được quan sát nguyệt thực toàn phần tốt nhất trong năm 2010 xảy ra vào đêm 20, sáng 21/12. Những người dân sống ở Bắc Mỹ và Thái Bình Dương có cơ hội được quan sát nguyệt thực toàn phần. Người dân Bắc Âu, một phần Bắc Phi, Đông Á (trong đó có Việt Nam) chỉ quan sát được hiện tượng một phần.
Việt Báo (Theo Bee.net)