quan_huynh74
01-08-2012, 04:56 PM
Lần đầu, ghé quán bánh tráng cuốn thịt bò nướng Năm Cưu (7 Trần Phú, thị trấn Bình Định, huyện An Nhơn), tôi đã rất ngạc nhiên. Quán cũ kỹ, lại chật chội, vậy mà cứ người ra lại người vào. Nhưng khi đã ăn một lần, chính tôi lại đâm “ghiền”. Hỏi ra mới biết quán có “lịch sử” đã hơn nửa thế kỷ.
http://www.baobinhdinh.com.vn/vanhoa-nghethuat/2007/7/45779/images/images47776_T62.JPG (http://www.baobinhdinh.com.vn/vanhoa-nghethuat/2007/7/45779/images/images47776_T62.JPG) Bà Nguyễn Thị Lửa (người ngồi, bên phải) tuy đã 83 tuổi, nhưng vẫn chế biến món bánh cuốn cho khách. Ảnh: H.T
* 50 năm và một món ăn
Năm 1956, tại một quán ăn nhỏ mới mở nằm ven Quốc lộ, cô Nguyễn Thị Lửa đang tất bật chế biến các món ăn: chả tôm, đậu luộc, thịt xào để bán cho khách. Thấy cô chủ quán có tài ướp thịt rất ngon, khách đề nghị cô thử làm món bánh tráng cuốn thịt bò nướng. Không ngờ làm “thử” mà ngon “thiệt”, món bánh tráng cuốn thịt bò nướng của quán Năm Cưu (tên chồng cô Lửa) ra đời từ đó và ngày càng được nhiều khách sành ăn tìm đến.
Từ đó đến nay, đã hơn 50 năm, quán Năm Cưu hằng ngày vẫn đều đặn phục vụ thực khách món ăn mang đậm hương vị quê nhà này. Nhiều người xa quê hương đã lâu, cứ ngỡ món ăn xưa chỉ còn trong hoài niệm, nay trở về lại gặp quán cũ, không khỏi xúc động; nhất là khi thấy cô chủ quán ngày nào, giờ đã… 83 tuổi, vậy mà vẫn đeo kính, ngồi bếp chính để chế biến. Phụ bếp cho bà, nay có thêm vợ chồng cô con gái và mấy người cháu.
Quán Năm Cưu, ấy chỉ là cách gọi của khách phương xa, còn với người địa phương, họ vẫn gọi là quán bánh cuốn “trẹt”. Bởi khi ăn món này, mỗi thực khách được phát cho một cái trẹt (một vật dụng tương tự như cái nong, nhưng nhỏ hơn), hai cái bánh tráng, một đĩa thịt bò nướng, một đĩa chả ram, một đĩa rau sống. Khách cứ việc bỏ bánh tráng và thịt bò lên trẹt mà cuốn.
Bà Lửa cho hay: “Cuốn bánh tráng trên trẹt là theo cách của ông bà mình. Nó giúp bánh tráng nhúng xong khỏi bị đọng nước, lại giúp người ăn có thể dàn trải nguyên liệu để cuốn bánh dễ dàng hơn”. Nhưng với tôi, cái kiểu ăn một cuốn dùng đến hai cái bánh tráng cuốn trên trẹt, mới thể hiện đúng cái “chất” Bình Định làm sao. Phải vậy không mà du khách một lần đến quán Năm Cưu là một lần nhớ về một món ăn xứ “nẫu”…
* Ấn tượng bánh cuốn trẹt
http://www.anchoigiaitri.vn/page/UserFile/Relax/Business/1571/Avatar/banhcuonbd.jpg
Làm món bánh cuốn thịt bò nướng tưởng đơn giản, nhưng nếu không biết cách chọn nguyên liệu và tẩm ướp thì sẽ trở nên “tầm thường” ngay. Theo lời chủ quán Năm Cưu, thịt bò dùng để nướng nhất thiết phải là thịt bò loại một, được thái ra thành từng miếng nhỏ, không mỏng cũng không dày, sao cho vừa miệng người ăn. Sau đó, tẩm ướp thêm các loại gia vị như hành, tiêu, ớt, tỏi, bột ngọt, dầu. Việc ướp phải thực hiện trước khi ăn ít nhất một tiếng đồng hồ thì gia vị mới đủ thấm. Sau khi ướp, các miếng thịt được xiên thành từng xâu (mỗi xâu ba đến bốn miếng) trên các que, khi nào có khách ăn mới nướng.
Ở quán Năm Cưu, bếp nướng thịt đặt ngay trước cửa quán, nên ngay từ khi bước vào, thực khách đã thấy từng xâu thịt nướng vàng rượm trên lửa than, bốc khói thơm lừng. Bấy nhiêu, đủ để khuấy cái cảm giác thèm ăn trở nên cồn cào, khó tả.
Điều tạo nên vị ngon “độc đáo” cho món bánh cuốn thịt bò nướng Năm Cưu không chỉ ở việc chế biến thịt, mà còn ở chén nước chấm mang “bản sắc riêng” của quán. Để làm nước chấm, chủ quán xào thịt bò với gia vị cho ra nước, rồi trộn nước thịt bò chung với nước mắm ớt tỏi, thêm một ít xoài bằm vào, tạo ra chén nước chấm “đúng điệu”. Thế nên ăn bánh cuốn Năm Cưu, khách sẽ cảm nhận được vị ngon tổng hợp nơi đầu lưỡi. Cái vị bùi dai của bánh tráng, ngọt mềm của thịt nướng, hòa lẫn với vị mặn của mắm, ngọt béo của thịt xào, vị chua của xoài trong nước chấm, khiến ta chỉ mới một lần ăn đã đâm “ghiền”.
Bánh cuốn Năm Cưu không chỉ ngon mà giá cũng rất bình dân. Một xâu thịt giá 2.000 đồng, một cuốn có hai xâu thịt là 5.000 đồng, có ba xâu thịt là 7.000 đồng… Quán đắt khách nhất là vào buổi sáng, nhưng chủ quán vẫn trữ sẵn nguyên liệu để buổi chiều tối, có khách nào đến ăn cũng sẵn sàng nổi lửa phục vụ. Chính sự ngon rẻ, phục vụ tận tình như thế, nên mặc dù quán tương đối cũ kỹ, chật chội, nhưng không chỉ khách địa phương mà du khách các nơi cũng ghé ăn rất đông.
“Nhiều khách quen, khi quán đã chật chỗ, vẫn đứng chờ, tôi áy náy quá. Chính vì vậy, nhiều nơi ở Quy Nhơn trả tiền rất cao để mời tôi xuống đó bán cho họ, nhưng tôi vẫn không đi. Làm sao mà bỏ khách đi được, khi mà bao nhiêu năm qua, họ đã quen ăn ở quán mình rồi” - bà Năm Cưu nói. Nghe tâm sự của bà Năm Cưu, bất chợt nhận ra, bà cụ chủ quán có lối nói chuyện chân chất này cũng đã là một phần không thể thiếu được khi khách đến thưởng thức món ăn dân dã: bánh cuốn “trẹt” Bình Định.
Sưu tầm.
http://www.baobinhdinh.com.vn/vanhoa-nghethuat/2007/7/45779/images/images47776_T62.JPG (http://www.baobinhdinh.com.vn/vanhoa-nghethuat/2007/7/45779/images/images47776_T62.JPG) Bà Nguyễn Thị Lửa (người ngồi, bên phải) tuy đã 83 tuổi, nhưng vẫn chế biến món bánh cuốn cho khách. Ảnh: H.T
* 50 năm và một món ăn
Năm 1956, tại một quán ăn nhỏ mới mở nằm ven Quốc lộ, cô Nguyễn Thị Lửa đang tất bật chế biến các món ăn: chả tôm, đậu luộc, thịt xào để bán cho khách. Thấy cô chủ quán có tài ướp thịt rất ngon, khách đề nghị cô thử làm món bánh tráng cuốn thịt bò nướng. Không ngờ làm “thử” mà ngon “thiệt”, món bánh tráng cuốn thịt bò nướng của quán Năm Cưu (tên chồng cô Lửa) ra đời từ đó và ngày càng được nhiều khách sành ăn tìm đến.
Từ đó đến nay, đã hơn 50 năm, quán Năm Cưu hằng ngày vẫn đều đặn phục vụ thực khách món ăn mang đậm hương vị quê nhà này. Nhiều người xa quê hương đã lâu, cứ ngỡ món ăn xưa chỉ còn trong hoài niệm, nay trở về lại gặp quán cũ, không khỏi xúc động; nhất là khi thấy cô chủ quán ngày nào, giờ đã… 83 tuổi, vậy mà vẫn đeo kính, ngồi bếp chính để chế biến. Phụ bếp cho bà, nay có thêm vợ chồng cô con gái và mấy người cháu.
Quán Năm Cưu, ấy chỉ là cách gọi của khách phương xa, còn với người địa phương, họ vẫn gọi là quán bánh cuốn “trẹt”. Bởi khi ăn món này, mỗi thực khách được phát cho một cái trẹt (một vật dụng tương tự như cái nong, nhưng nhỏ hơn), hai cái bánh tráng, một đĩa thịt bò nướng, một đĩa chả ram, một đĩa rau sống. Khách cứ việc bỏ bánh tráng và thịt bò lên trẹt mà cuốn.
Bà Lửa cho hay: “Cuốn bánh tráng trên trẹt là theo cách của ông bà mình. Nó giúp bánh tráng nhúng xong khỏi bị đọng nước, lại giúp người ăn có thể dàn trải nguyên liệu để cuốn bánh dễ dàng hơn”. Nhưng với tôi, cái kiểu ăn một cuốn dùng đến hai cái bánh tráng cuốn trên trẹt, mới thể hiện đúng cái “chất” Bình Định làm sao. Phải vậy không mà du khách một lần đến quán Năm Cưu là một lần nhớ về một món ăn xứ “nẫu”…
* Ấn tượng bánh cuốn trẹt
http://www.anchoigiaitri.vn/page/UserFile/Relax/Business/1571/Avatar/banhcuonbd.jpg
Làm món bánh cuốn thịt bò nướng tưởng đơn giản, nhưng nếu không biết cách chọn nguyên liệu và tẩm ướp thì sẽ trở nên “tầm thường” ngay. Theo lời chủ quán Năm Cưu, thịt bò dùng để nướng nhất thiết phải là thịt bò loại một, được thái ra thành từng miếng nhỏ, không mỏng cũng không dày, sao cho vừa miệng người ăn. Sau đó, tẩm ướp thêm các loại gia vị như hành, tiêu, ớt, tỏi, bột ngọt, dầu. Việc ướp phải thực hiện trước khi ăn ít nhất một tiếng đồng hồ thì gia vị mới đủ thấm. Sau khi ướp, các miếng thịt được xiên thành từng xâu (mỗi xâu ba đến bốn miếng) trên các que, khi nào có khách ăn mới nướng.
Ở quán Năm Cưu, bếp nướng thịt đặt ngay trước cửa quán, nên ngay từ khi bước vào, thực khách đã thấy từng xâu thịt nướng vàng rượm trên lửa than, bốc khói thơm lừng. Bấy nhiêu, đủ để khuấy cái cảm giác thèm ăn trở nên cồn cào, khó tả.
Điều tạo nên vị ngon “độc đáo” cho món bánh cuốn thịt bò nướng Năm Cưu không chỉ ở việc chế biến thịt, mà còn ở chén nước chấm mang “bản sắc riêng” của quán. Để làm nước chấm, chủ quán xào thịt bò với gia vị cho ra nước, rồi trộn nước thịt bò chung với nước mắm ớt tỏi, thêm một ít xoài bằm vào, tạo ra chén nước chấm “đúng điệu”. Thế nên ăn bánh cuốn Năm Cưu, khách sẽ cảm nhận được vị ngon tổng hợp nơi đầu lưỡi. Cái vị bùi dai của bánh tráng, ngọt mềm của thịt nướng, hòa lẫn với vị mặn của mắm, ngọt béo của thịt xào, vị chua của xoài trong nước chấm, khiến ta chỉ mới một lần ăn đã đâm “ghiền”.
Bánh cuốn Năm Cưu không chỉ ngon mà giá cũng rất bình dân. Một xâu thịt giá 2.000 đồng, một cuốn có hai xâu thịt là 5.000 đồng, có ba xâu thịt là 7.000 đồng… Quán đắt khách nhất là vào buổi sáng, nhưng chủ quán vẫn trữ sẵn nguyên liệu để buổi chiều tối, có khách nào đến ăn cũng sẵn sàng nổi lửa phục vụ. Chính sự ngon rẻ, phục vụ tận tình như thế, nên mặc dù quán tương đối cũ kỹ, chật chội, nhưng không chỉ khách địa phương mà du khách các nơi cũng ghé ăn rất đông.
“Nhiều khách quen, khi quán đã chật chỗ, vẫn đứng chờ, tôi áy náy quá. Chính vì vậy, nhiều nơi ở Quy Nhơn trả tiền rất cao để mời tôi xuống đó bán cho họ, nhưng tôi vẫn không đi. Làm sao mà bỏ khách đi được, khi mà bao nhiêu năm qua, họ đã quen ăn ở quán mình rồi” - bà Năm Cưu nói. Nghe tâm sự của bà Năm Cưu, bất chợt nhận ra, bà cụ chủ quán có lối nói chuyện chân chất này cũng đã là một phần không thể thiếu được khi khách đến thưởng thức món ăn dân dã: bánh cuốn “trẹt” Bình Định.
Sưu tầm.