PDA

View Full Version : Lạm phát Việt Nam cao nhất châu Á, nhì thế giới


ld-py
01-08-2012, 05:02 PM
Đề nghị làm rõ chất lượng bộ máy điều hành TT - Bàn về tình hình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2011, Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng lạm phát ở VN đang cao nhất châu Á, nhì thế giới.

Trong khi đó, các đại biểu Quốc hội khác cũng đề nghị làm rõ chất lượng bộ máy điều hành.
Sáng 4-8, Quốc hội (QH) họp ở tổ bàn về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước sáu tháng đầu năm 2011. Nhiều đại biểu đã đề nghị làm rõ trách nhiệm và chất lượng bộ máy khi để những chỉ số vĩ mô không đúng mục tiêu.
Điều hành họp tổ ở đoàn đại biểu QH Hà Nội, ông Phạm Quang Nghị (ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy Hà Nội) đề nghị làm rõ tại sao lạm phát của VN cao đến bất ngờ so với thế giới.
Theo ông Nghị, lạm phát ở VN đang ở mức nhất châu Á, nhì thế giới, chỉ sau Venezuela.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=410027

Ông Phạm Quang Nghị - Ảnh: V.V.Thành


http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=512053
Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Tiền tệ là nhân tố tác động đến lạm phát, do đó chính sách tiền tệ cần chặt chẽ và thận trọng. Ảnh: Việt Dũng.
Biểu đồ chỉ tiêu lạm phát năm 2011 qua các lần điều chỉnh và lạm phát thực tế trong bảy tháng đầu năm 2011 - Đồ họa: NHƯ KHANH




Thực hiện “có vấn đề”
Ông Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) nêu số liệu cụ thể trung bình suốt năm năm vừa qua lạm phát của VN ở mức hai con số, so với cuối năm 2010 thì chỉ số giá tiêu dùng tháng 7-2011 tăng 14,61% và tăng 22,16% nếu so với cùng kỳ năm trước. Trong khi hiện nay Trung Quốc lạm phát 6,4%, Thái Lan 4%, Indonesia 5,5%, Philippines 4,7%... Ông Ngân cho rằng: “Tiền tệ là nhân tố tác động đến lạm phát, do đó chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng là đúng hướng, vấn đề là bố trí nguồn tiền đi đúng hướng vào sản xuất kinh doanh”.
Bà Bùi Thị An (Hà Nội) phản ảnh việc kiềm chế lạm phát đúng về chủ trương nhưng quá trình thực hiện “có vấn đề” nên hiệu quả chưa thật tốt. Việc cắt giảm, đình hoãn đầu tư công chưa thật sự hiệu quả. Việc tăng giá hiện nay rất bức xúc nhưng theo bà An, các đội quản lý thị trường không kiểm tra tại các nơi bán lẻ thật sự và kiểm tra không thường xuyên. Bà An đề nghị phải kiểm soát giá từ gốc là khâu nhập khẩu, khâu sản xuất.
Ông Lê Thanh Hải (ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy TP.HCM) nêu vấn đề nghị quyết Đại hội XI của Đảng đặt ra công việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, nhưng ở đây chưa có giải pháp nào rõ trong khi thời gian qua rất nhanh. Ông Hải đề cập một giải pháp là dành khoản tiền để ưu đãi đầu tư phù hợp với hội nhập quốc tế, cụ thể như bù lãi suất cho các ngành công nghiệp cần thiết phát triển, ví dụ như công nghiệp phụ trợ. Đồng thời phải có chính sách đủ mạnh để thu hút chất xám và công nghệ cao.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=512035
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải thảo luận tại tổ
Ảnh: V.D.
Chế tài các ngân hàng vi phạm trần lãi suất huy động


Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) cho rằng Chính phủ đã có cố gắng trong điều hành chống lạm phát nhưng khó khăn vẫn hiển hiện, nhất là lãi suất. Trả lời câu hỏi “lãi suất cao thế thì ai vay?”, là chủ tịch Tập đoàn Đầu tư phát triển VN, bà Hường khẳng định: “Cao thế tôi cũng không dám vay”. Theo bà Hường, khu vực ngân hàng cần minh bạch nhất nhưng hiện nay tính minh bạch đã bị phá vỡ do kiểu lãi suất thỏa thuận ngầm.

Bà Võ Thị Dung (đại biểu Quốc hội TP.HCM):
Về tình hình biển Đông, các vị lãnh đạo cấp cao của chúng ta đã có thông điệp nhưng cần có giải pháp cụ thể vì đây là vấn đề thiêng liêng. Nhân dân mong muốn hành động quyết liệt hơn nữa. Trong kỳ họp này, nghị quyết của Quốc hội cần có thông điệp về vấn đề này để khẳng định niềm tin trong nhân dân và để có sự đồng thuận.

Ông Trần Hoàng Ngân nói Ngân hàng Nhà nước đã có quy định về trần lãi suất huy động 14% nhưng nhiều ngân hàng thương mại vi phạm, do vậy “mong rằng tân thống đốc Ngân hàng Nhà nước tiến hành thanh tra và có chế tài theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu lãi suất huy động kéo về 14% thì lãi suất cho vay 17-18% là hợp lý”. Đại biểu Phạm Huy Hùng, chủ tịch Ngân hàng TMCP Công thương, khẳng định đang có lo ngại đổ vỡ thị trường bất động sản và điều này sẽ tác động dây chuyền đến ngân hàng. Ông Trần Hoàng Ngân cho rằng nợ bất động sản quá lớn và đang nằm “chết” một thời gian dài, như vậy Chính phủ cần nhìn thẳng vào vấn đề này để có giải pháp.

Xem lại chất lượng bộ máy
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền, phó chủ nhiệm ủy ban Tư pháp, nhấn mạnh tình hình kinh tế - xã hội hiện nay đang phản ánh chất lượng bộ máy nhà nước điều hành nó.
Ông Quyền cho rằng vấn đề chất lượng bộ máy phải được báo cáo đánh giá hằng năm một cách nghiêm túc cùng với các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội. “Chính phủ đã tổng kết đánh giá nhiệm kỳ, chỉ ra nhiều căn bệnh của nền hành chính. Nhưng làm gì để xử lý thì báo cáo kinh tế - xã hội không thấy nêu” - ông Quyền trăn trở.
Liên tiếp đặt câu hỏi “có chỉ thị về lãi suất nhưng lãi suất đi đêm vẫn diễn ra mà chả có biện pháp gì. Điều hành vĩ mô như thế là thế nào?”, ông Quyền cho biết: “Rất buồn vì những căn bệnh hành chính chưa được sửa đang ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế - xã hội”. Ông Quyền đề nghị cần đánh giá nghiêm túc bộ máy điều hành kinh tế - xã hội, nhất là điều hành kinh tế vĩ mô.
Đại biểu Đào Văn Bình (Hà Nội) cho rằng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Chính phủ vẫn cần phân tích sâu hơn nguyên nhân của những tồn tại. Tăng chỉ số giá tiêu dùng là tồn tại lớn nhất, ảnh hưởng tới đời sống người dân nên cần đặc biệt phân tích sâu hơn. Bà Hường đề nghị thời gian tới Chính phủ cần quan tâm hơn đến đời sống người dân: “Ta còn 3 triệu hộ nghèo, con số này sẽ tăng với tình hình hiện nay”. Đồng thời phải xem lại các quỹ bình ổn giá vì “không hiểu nó có thực bình ổn giá được không mà đôi khi sử dụng quỹ rồi nhưng giá ở nơi bình ổn còn cao hơn bên ngoài”. Theo bà Hường, phải hỗ trợ sản xuất để giảm giá thành đầu vào chứ quỹ bình ổn giá chỉ ở phần ngọn.

Phải có luật về quản lý các tập đoàn
Vẫn trăn trở sau vụ Vinashin vì cho thấy có lỗ hổng lớn về khung pháp lý, ông Nguyễn Đình Quyền cho rằng hiện đang trong giai đoạn thí điểm lập các tập đoàn nên khung pháp lý rất lỏng, không phải do QH quy định. “Đã thí điểm năm năm, đã đến lúc phải xem xét được gì, mất gì. Phải có luật điều chỉnh chứ không thể thí điểm mãi” - ông Quyền nói vì khẳng định “đã nhận được thông tin từ ủy ban Kiểm tra trung ương cho thấy ngay trong những tập đoàn như Dầu khí, Điện lực cũng có những đơn vị thành viên có triệu chứng như Vinashin”.

CẦM VĂN KÌNH - VÕ VĂN THÀNH

phamfood
01-08-2012, 05:02 PM
Sáng nay đọc bài “ Lạm Phát Việt Nam Cao Nhất Châu Á” của báo Tuổi Trẻ mà cảm thấy giật mình một lần nữa! Chưa bao giờ tôi đang có tâm trạng quan tâm đến nền kinh tế và thị trường tiền tệ của đất nước như hiện nay vì trước đây tôi vốn là người ít màn đến những vấn đề của xã hội. Cho đến những năm gần đầy tôi thường nghe người ta nhắc đến cụm từ “lạm phát” và “vật giá” lúc đầu tôi cũng chẵng để ý nhiều vì với một người độc thân có thu nhập ổn định như tôi thì chưa cảm nhận ảnh hưởng trực tiếp của nó.
Cho đến một ngày kia trên đường đi bơi về cảm thấy đói bụng, tấp xe vào lề đường mua một trái bắp nếp với giá 5000 đ ( Oh, My God ! ), lúc nầy cái cụm từ lạm phát mới làm cho tôi thật sự giật mình! Lạm phát là một xu thế chung trên tòan cầu hiện nay mỗi quốc gia đều phải có những quyết sách để kìm hãm sự gia tăng của lạm phát nhưng Việt Nam đã đẩy mình vào quốc gia lạm phát nhất Châu Á thì quả thật đáng buồn quá phải không. Theo tôi biết không ít lần nhà nước có những chủ trương và đối sách rất tích cực cho nghành tài chính ngân hàng để kiểm soát lạm phát và lãi suất, nhưng dường như không mang lại hiệu quả gì hết bởi sự thực thi không đồng bộ và thiếu sự quyết liệt xữ lý sai phạm của cơ quan kiểm soát. Chẵng biết các tân bộ trưởng và thống đốc có mang đến cho người dân một luồng gió mới cho nền kinh tế trong thời gian tới hay không, nhưng tôi vẫn cố hy vọng chính phủ sẽ làm nên một kỳ tích nào đó để dẫn dắt nền kinh tế đi đúng hướng. Tôi rất ấn tượng với câu nói của ngài thủ tướng chính phủ là “ tôi tự nguyện làm nô bọc của dân” trên VTV1 cách đây vài hôm. Hơn 3 triệu hộ dân nghèo đang từng ngày quằng mình chóng chọi với cơn bão giá đang tăng phi mã, đồng tiền ít ỏi của họ làm ra ngày qua ngày giảm dần giá trị trong tiêu dùng. Các doanh nghiệp thì đang khó khăn tự tìm cách để tồn tại vì không thể nào tiếp cận nguồn vốn với lãi suất “khủng” từ các ngân hàng. Và tất cả mọi người đang mòn mõi mong chờ một đổi mới tích cho nền kinh tế Việt Nam nó phải được thực sự xuất phát từ cái tâm vì “nô bọc của dân” như ngài thủ tướng đã từng tuyên bố.

tai-viet
01-08-2012, 05:02 PM
Một khi các hiện tượng đầu cơ còn quá nhiều và phần lớn nguồn tiền lại tập trung ở Bất Động Sản, Vàng hơn là chuyển sang cho sản xuất kinh doanh thì lạm phát ở VN sẽ còn dài và sẽ còn tăng là điều tất yếu.

vua_biotech
01-08-2012, 05:02 PM
tiền lương thì vẫn vậy mà cái gì cũng đắt đỏ, thiệt là khó khăn quá