vuongthaivan
16-05-2013, 01:57 PM
Hàng năm cứ vào độ trăng tròn tháng Bảy âm lịch, tức khoảng trung tuần tháng Tám dương lịch là ngày lễ Vu Lan trở về.
Vào ngày này các chùa Việt Nam và Trung Hoa thường thiết lễ rất trọng thể và các Phật tử đến tham dự rất đông đảo để cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được an lạc, cha mẹ quá vãng được siêu sinh Tịnh độ, cùng là được nghe các thầy giảng về ý nghĩa lễ Vu Lan và đạo hiếu của người con đối với các bậc sinh thành.
Nguồn gốc Lễ Vu lan
http://radio.anhsaokhuya.net/uploads/news/gia-dinh/vu-lan.jpg
Lễ Vu Lan chính thức được bắt nguồn từ một bản kinh ngắn của Phật Giáo Đại Thừa "Phật Thuyết Kinh Vu Lan Bồn", do ngài Trúc Pháp Hộ dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán vào đời Tây Tấn, tức khoảng năm 750-801 sau Công Nguyên và được truyền từ Trung Hoa vào Việt Nam, không rõ từ năm nào.
Chữ Vu Lan, vốn phiên âm từ tiếng Sanscrit: Ullambana, Hán dịch là giải đảo huyền, có nghĩa là “cứu nạn treo ngược”.
Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.
Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm.
Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sinh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ.
Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi tranh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.
Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.
Nguồn gốc của nghi thức "Bông Hồng Cài Áo"
Nghi thức "Bông Hồng Cài Áo" thường được tổ chức trong ngày Lễ Vu Lan ở các ngôi chùa Việt Nam hằng năm để tưởng nhớ những bà mẹ đã khuất và vinh danh những bà mẹ còn tại thế với con cháu. Trong nghi thức đó, các em Phật Tử, với hai giỏ hoa hồng, màu đỏ và màu trắng, sẽ đến cài hoa lên áo từng người dự lễ.
Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng.
Đây là một nghi thức thật dễ thương, nhiều ý nghĩa và rất hữu hiệu trong việc giáo dục đại chúng về lòng hiếu thảo và tình người.
Nghi thức Bông hồng cài áo đó được giới thiệu đến người Việt từ một cuốn sách cùng tên của thày Nhất Hạnh được viết vào tháng 8, 1962 và sau đó, được phổ thông hóa nhờ bản nhạc, cũng cùng tên cùa nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ.
Rằm tháng 7 Âm lịch cũng là ngày xá tội vong nhân mà dân gian gọi nôm na là ngày cúng chúng sinh
Nhưng lễ cúng chúng sinh khác với lễ Vu Lan dù được cử hành trong cùng Ngày Rằm. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, một đằng là để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, những vong hồn không nơi nương tựa, không người cúng kiếng
Tháng 7 còn là tháng mưa Ngâu – gắn với sự tích ông Ngâu bà Ngâu hay còn gọi là tích Ngưu Lang - Chức Nữ
minhtrimt
16-05-2013, 01:57 PM
(https://www.google.com.vn/url?url=http://www.youtube.com/watch%3Fv%3DvBSJ1sjETfI&rct=j&sa=X&ei=jZA_UMT5A4ejiQeUjYGoCw&ved=0CE0QuAIwCQ&q=m%E1%BB%A5c+ki%E1%BB%81n+li6n&usg=AFQjCNFW8K1I3P37knPhA5p-frG8CircyQ)Nam mô đại hiếu mục kiền liên bồ tát
Lòng hiếu thảo là rất quan trọng đối với mỗi người. Người nào không có lòng hiếu thảo thì không còn là một con người nữa, vì người đó đã đánh mất nhân tính của mình. Cha mẹ là vị đại ân nhân của mình mà mình còn không thương yêu, giúp đỡ, thì thử hỏi mình còn có thể thương yêu ai thật lòng nữa?! Để trở thành một con người tốt trong xã hội thì trước hết mình phải là một người con hiếu thảo đối với cha mẹ. Lòng hiếu thảo là nhân tố tối quan trọng để cấu thành nhân cách của một con người.
Kính chúc tất cả thành viên ASK luôn nở nụ cười tươi như ý trong mùa Vu Lan Thắng hội. Hãy cài những bông hồng rực rỡ nhất lên ngực mẹ các bạn nhé.
Vu Lan Nhớ Mẹ
Đóng góp: http://anhsaokhuya.net/diendan/images/misc/mod.giflonely_1811 (http://anhsaokhuya.net/diendan/member.php?u=37653)
Trăng đêm nay soi sáng núi rừng thiêng liêng, tiếng chuông chùa ngân nga câu kinh vang độgn cửa thiền"VU LAN " con nhớ mẹ hiền ,ơn mẫu tử như biển hồ lai láng,tình của cha sánh tựa non cao Vu Lan về muôn hoa ngát hương, nhắc nhở ta báo đáp thâm ân..Cứ mỗi mùa Vu Lan là con trở về Thiên Sơn Cấm hòa vào tiếng kệ lời kinh cho ấm lại tâm hồn, nghe kinh Vu Lan con xúc động trong lòng,ngày "Đại Hiếu Mục Kiền Liên" vì thương mẹ bỏ mộng công hầu qui y Phật lo tu, được pháp thiền Ngài cố gắng công phu khi đắc đạo dùng thần thông tìm mẹ chợt nhìn vào cõi địa ngục u minh ,thì hỡi ơi mới biết mẹ mình đang chịu nhiều đau khổ ơ ơ ơ........Cơm đây mẹ , mẹ ăn đi mẹ nhưng tại sao cơm hóa lửa hồng nhìn mẫu thân Mục Kiền Liên quá đỗi đau lòng,nghiệp quả chi mà đầu đội đầy chậu máu,nghiệp quả gì mà mẹ ngồi giữa bàn chông Mục Kiền Liên dùng đủ hết phép thần thông cũng không có cách nào cứu mẹ, mẹ ơi hãy chờ con về bạch phật để tìm cách nào giải cứu mẫu thân ơ ơ..........Phật mới bảo Mục Kiền Liên ông nên biết, tội Thanh Đề phỉ bán chư tăng,tội sát sanh giết chó làm bánh cho chúng tăng ăn,chà đạp gạo nên mới nhiều đau khổ.Rằm tháng bảy Ông cúng dường lên tăng chúng nhờ oai lực nhiệm dâu để giải cứu Thanh Đề nghe qua lòng Mục Kiền Liên hết não nề vội vàng y theo lời Phật dạy dùng pháp cúng dường cứu được mẫu thân, thật nhiệm mầu giờ tử tứ cúng trai tăng rằm tháng bảy báo đền công dưỡng dục Mục Kiền Liên cũng vì yêu thương chúng sanh nên nhờ Phật từ bi thuyết pháp Vu Lan Bồn, ôi tiếng kinh ngân nga giờ đây lòng con sám hối bao tội lổi con gây ngày xưa bất hiếu với mẹ cha, lòng con nguyện lo tu hồi hướng phước duyên cho mẹ dưới cửu tuyền,giờ cúng dường trai tăng cầu nguyện cha sống được thanh nhàn rằm tháng bảy Vu Lan là ngày đẹp nhất nhắc nhở ta trở lại cội nguồn, hỡi những ai còn có mẹ có cha hãy kính trọng mẹ cha như hai vì Phật sống, muốn đền ơn nghĩa sinh thành chỉ có tu hành mới cứu được mẹ cha
latitudetree
16-05-2013, 01:57 PM
Tặng mẹ: “ Người đi chân đất”
Ngày xửa ngày xưa, có bà mẹ tần tảo nuôi con khôn lớn. Khi đứa con trai hơn hai mươi tuổi tự nhiên mê mẩn việc tu tiên niệm phật. anh ta để hết tâm trí vào việc tu tiên niệm phật, việc nhà việc đồng áng để mặc một mình bà mẹ lo toan. Một hôm, anh con trai nghe nói trên núi Giồng ngoài ngàn dặm có một nhà sư bừng ngộ, trở thành cao tăng đắc đạo thông minh nhất trần đời, không có việc gì ngài không biết. Anh ta nghĩ, mình ngày đêm thành tâm tụng kinh niệm phật, sao đến bây giờ vẫn chưa nhìn thấy Phật? Mình phải đến núi Giồng thỉnh giáo vị cao tăng ấy.
Vào mùa đông, anh con trai giấu mẹ, xách tay nải lén lút lên đường, nhằm hướng núi Giồng mải miết đi, anh trèo đèo lội suối, vất vả đường trường, cuối cùng cũng đến được núi Giồng, gặp được vị cao tăng bừng ngộ. Anh thành kính cúi lạy cao tăng như cúi lạy phật tổ, thành kính thình cầu ngài vạch đường chỉ lối.
Anh con trai nói: bạch thầy, ngày nào con cũng quỳ gối dập đầu tụng kinh niệm phật, làm sao cho đến nay con chưa một lần nhìn thấy Phật? Trên đời này có Phật thật không ạ, thưa bạch thầy?
Cao tăng nói: có chứ, sao lại không có.
Anh con trai lại nói: thế làm sao mới gặp được Phật ạ, thưa thầy? hỏi rõ thân thế và hoàn cảnh của anh con trai, cao tăng biết anh là một người tu hành thành tâm, bèn nói, muốn gặp Phật chẳng có gì khó, mấu chốt là mắt con có nhìn thấy hay không.
Anh con trai nói: mắt con tinh lắm , có thể nhìn thấy mọi vật ngoài một trăm mét trong bóng tối.
Cao tăng cười: thực ra Phật rất dễ tìm, người đi chân đất ra mở cửa cho con chính là Phật đấy!
Anh con trai cáo từ cao tăng lên đường tìm Phật. Anh chú tâm gõ cửa nhà trọ vào ban đêm, gõ cửa nhà có ánh đèn và không có ánh đèn ban đêm. Nhưng mỗi lần mở cửa, không có người nào đi chân đất cả.
Nháy mắt mất một năm trôi qua, anh con trai tịnh không gặp người nào đi chân đất ra mở cửa cho anh. Anh chán nản nghĩ, có lẽ trên đời này không có Phật, anh quýnh định trở về nhà. Hôm đó giống như hôm nay, trời mưa tuyết. Tuyết hôm đó to hơn tuyết hôm nay. Anh con trai về đến làng đã là nữa đêm. Anh gõ cửa nhà mình. Anh gọi: mẹ ơi! Mở cửa, con về rồi đây này.
Anh nói chưa dứt lời,cửa đã mở ra. Bà mẹ nước mắt đầm đìa đứng trước mặt anh. Bà chưa tin con trai bà trở về là sự thật, bà mếu máo: “con ơi! Con về thật rồi đấy ư?”
Anh con trai nói: “mẹ ơi! Con về thật rồi đây mà.” Lúc đó, anh mới để ý thấy mẹ anh đi chân đất ra mử cửa cho anh!
Nhìn đôi chân trần của mẹ, anh chợt bừng ngộ: “Ai là Phật”.
Khongbietkhoc gửi những ai xa nhà, gửi những bà mẹ tần tảo, yêu thương những đứa con. Nếu ai đọc được thì hãy sắp xếp công việc trở về nhà cùng ăn bữa cơm gia đình, hoặc gọi một cuộc điện thoại về cho người mẹ thân yêu.
ctydongnama
16-05-2013, 01:57 PM
TÂM LINH ĐẠO ĐỨC QUA TRUYỀN THỐNG
VU- LAN BÁO-HIẾU Ở PHẬT GIÁO
Dòng thời gian cứ trôi hoài theo năm tháng, ngày nay, nhân loại đang sống trong sự phồn vinh, sự tiến hóa về phương diện vật chất. Phải nhìn nhận rằng sự tiến hóa vật chất đã giúp cho con người nâng cao đời sống trong sinh hoạt thường nhật, tuy nhiên, nó cũng là mối đe dọa khiến con người luôn sống trong tâm trạng phập phòng, lo sợ; sợ thiên tai, sợ ách nạn, sợ khủng bố, sợ chiến tranh v.v… Nhìn những biến cố hay những diễn tiến đã và đang xảy ra trên thế giới hiện nay, chúng ta có thể minh chứng được điều này. Sở dĩ mối đe dọa thường xảy ra là vì con người tự đánh mất khả năng tri giác trong nội tại, hay nói cách khác là tự đánh mất đạo đức và nội tại tâm linh. Thay vì sử dụng khả năng kiến thức để nâng cao đời sống, con người sử dụng nó như một công cụ để tô điểm thêm cho sự tham lam, sân hận, ích kỷ và lòng oán thù. Từ đó, thảm họa lo âu, nổi khổ và niềm đau ngày một gia tăng.
Đứng trước hiện trạng nêu trên, Phật giáo luôn khuyến tấn con người nên nuôi dưỡng tâm linh đạo đức, sử dụng phương tiện vật chất để phát huy tinh thần từ bi, vô ngã, đem niềm vui và sự an lạc cho mọi người. Truyền thống “Vu Lan Báo Hiếu” là một trong những phương pháp được Phật giáo sử dụng để kêu gọi mọi người mau quay về nẻo thiện. Đó cũng là diêm quẹt châm ngòi cho ngọn lửa đạo tâm, thấp sáng cội nguồn đức hạnh, mở rộng cánh cửa tâm linh đạo đức trong đáy lòng nhân thế.
Đức Phật dạy “Cùng Tột Điều Thiện Không Gì Hơn Hiếu, Cùng Tột Điều Ác Không Gì Hơn Bất Hiếu”. Ở đây, đức Phật muốn gởi cho nhân loại một thông điệp tâm linh đạo đức xuyên qua mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái hay nói khác hơn bậc thi ân và bậc báo ân. Thật vậy, trong mối quan hệ con người, sự quan hệ giữa cha mẹ và con cái được coi là thiêng liêng và cao quý. Sự cao quý không chỉ đơn thuần ở mối quan hệ huyết thống mà còn là đạo đức tình người, tính giáo dục, sự giao lưu giữa hai thế hệ trước và sau. Đối với bậc cha mẹ (thế hệ trước), Phật giáo luôn động viên rằng, cha mẹ cần làm gương cho con trong vịệc tu tập, điều gì nói được thì nên thực hành. Trong cuộc sống, không ai có những lầm lỗi, cha mẹ không nên ngại ngùng khi lấy những lỗi lầm của mình để hướng dẫn tu tập cho con trẻ. Phật giáo luôn phát đi những thông điệp thương yêu, hiểu biết và tha thứ, cha mẹ nên động viên gia đình cùng sống theo chiều hướng đó. Phật giáo còn khuyên cha mẹ nên khuyến khích con cái chung vui với sự thành công của người khác, điều này giúp cho chúng ngăn chặn sự gia tăng lòng đố kỵ, tâm ích kỷ. Để có mái ấm gia đình, Phật giáo hướng dẫn cha mẹ cần thực thi năm giới cấm cũng như nên khuyến khích con cái lìa bỏ sự giết hại, đảm bảo sự trong sạch của mình, sự hạnh phúc của người khác, lìa bỏ sự gian dối, lời thêu dệt, lời độc ác, lời chia rẽ, tâm oán thù và tạo dựng nhịp cầu cảm thông, hiểu biết lẫn nhau, cuối cùng tránh xa con đường trụy lạc cũng như tàn phá cuộc sống lành mạnh. Cha mẹ cũng cần khuyến khích con trẻ nên chú ý đến truyền thống tâm linh như: đi chùa lễ Phật, học hỏi giáo lý…Bên cạnh đó, các dịp lễ giỗ ông bà tổ tiên cũng là lúc mọi người ôn lại kỷ niệm, tưởng nhớ người đã qua… Phật giáo còn khuyến khích bậc cha mẹ nên áp dụng Phật Pháp vào đời sống thường nhật, từ đó con cái cũng sẽ cảm nhận sự chuyển hóa sống động từ cha mẹ. Chắc chắn chúng muốn cha mẹ giàu lòng cảm thông, hiểu biết, gần gũi và yêu thương hơn.
Khởi đi từ đạo lý duyên khởi, Phật giáo vẫn giữ lý trung đạo, đồng thời khuyến khích cha mẹ nên thay đổi quan niệm hay lập trường khô cứng, kiên nhẫn và lắng nghe sự thố lộ từ con cái, lắng nghe nhưng không bình phẩm, không phân tích hay quyết đoán một cách vội vả, từ đó cha mẹ sẽ dễ dàng cảm thông và hiểu được ý muốn của con cái mà kịp thời khuyên bảo, chỉ dạy. Cũng từ đạo lý này, Phật giáo khuyến khích cha mẹ nên hướng dẫn con cái ý thức rỏ ràng trong mối tương quan, sự quan hệ mật thiết giữa mình và muôn loài, từ đó con cái sẽ trao dồi ý niệm trong lĩnh vực đạo tâm, đạo tình và đạo nghĩa. Đạo nghĩa, Phật giáo muốn nhấn mạnh nghĩa vụ thiêng liêng giữa con trẻ với quốc gia, xã hội; đạo tình nghĩa là bày tỏ thái độ tôn kính hay mối tương quan với tình người, tình đồng loại, tình ông bà, tình cha mẹ, tình anh chị em, tình thầy trò, tình đạo bạn…; đạo tâm, cội nguồn đức hạnh cần được vun bón.
Ngoài ra, qua truyền thống “Vu Lan Báo Hiếu”, Phật giáo muốn phát đi một thông điệp rằng, bổn phận con cái (thế hệ sau) phải giữ tròn hiếu đạo đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Theo quan niệm Phật giáo, hiếu đạo không phải là một di sản riêng tư mà một nghĩa vụ thiêng liêng. Bởi lẻ, trên thế gian này, không ai là không do cha mẹ sinh ra. Nhìn lại tấm thân mà chúng ta đang có phải chăng đó chính là sự kết tinh bằng xương, bằng thịt, bằng máu và bằng hy sinh cao cả của cha mẹ. Chúng ta nên hiểu rằng, nếu không do công ơn trời bể của cha mẹ thì làm sao chúng ta có mặt trên cỏi đời này? Cha mẹ không những hy sinh một phần máu thịt mà còn đánh đổi cả một quãng đời gian khổ, chịu đựng bao đắng cay khó nhọc, hiến dâng gần trọn cuộc sống, tốn biết bao mồ hôi, nước mắt, sức lực, để cưu mang, hoạn dưỡng, dạy dỗ cho con nên người, trở thành những người hữu dụng cho nhân quần, cho xã hội. Điều Phật giáo muốn nhắn nhủ với bậc làm con rằng, sự hy sinh của cha mẹ không giới hạn, không vụ lợi, cha mẹ tuyệt đối quên mình vì con. Tình cảm mà cha mẹ đã dành cho con là thứ tình cảm thiêng liêng không có tình nào trên đời có thể so sánh. Do đó, báo đáp công ơn của cha mẹ cũng chính bổn phận thiêng liêng cao quý, một nghĩa vụ không thể thiếu mà bậc làm con phải thực thi cho bằng được. Đúng ra, hiếu đạo không phải là bổn phận mà là diễm phúc chỉ có những người con đức hạnh mới cảm thông và thấu hiểu điều đó một cách sâu sắc.
Công cha nghĩa mẹ cao dày
Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Đáp đền ơn nặng như là trời cao
Nhịn cơm vóc mẹ hao gầy
Cạn dòng sửa ngọt những ngày ấu thơ
Năm canh mở mắt lờ đờ
Ru con mẹ hát ấu ơ nảo nùng
Dí dầu cầu ván đống đinh
Cầu tre lắc lẻo rập rình khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học mẹ đi trường đời
Nuôi con buôn tảo bán tần
Chỉ mong con lớn nên thân với đời
Mỗi khi trái nắng trở trời
Con đau là mẹ đứng ngồi không yên
Cuộc đời vất vả triền miên
Chạy lo bát gạo đồng tiền nuôi con
Cha mẹ ân thâm tựa đất trời
Nuôi con khó nhọc khổ đầy vơi
Mở vòng tay lớn nuôi con trẻ
Hướng dẫn con đi suốt cuộc đời
Nhớ lại năm nào khi con mở mắt chào đời,
Cha mẹ là người cho con từng nụ cười tiếng khóc.
Khi con biết đòi ăn,cha mẹ là người móm cho con từng muỗng cháo.
Khi con biết đòi ngũ,cha mẹ là người thức hát thâu đêm.
Trên đây là những câu ca dao, tục ngữ, thơ văn Việt-nam nhằm ca ngợi sự hy sinh cao cả của cha mẹ. Riêng đối với Phật giáo, đức Phật cũng từng dạy:
“Ơn cha lành cao như núi thái
đức mẹ hiền sâu tận biển khơi
dù cho dâng trọn cuộc đời
cũng tra hết ơn người sanh ra”.
(Kinh Tâm Địa Quán)
Trong kinh Báo Hiếu Phụ Mẫu Trọng Ân, đức Phật kể ra mười công đức của mẹ đối với con:
1. Chín tháng cưu mang khó nhọc, giữ gìn thai giáo chu đáo
2. Cam chịu đau đớn, không màng gớm ghê khi sanh đẻ
3. Can tâm nuôi dưỡng con khôn lớn
4. Ăn đắng cay, nhường bùi ngọt cho con
5. Nằm chổ ướt, nhường chổ khô cho con
6. Sú nước nhay cơm cho con
7. Không chê ô uế, giặt đồ dơ cho con trẻ
8. Lo lắng, trông đợi khi con đi vắng
9. Có thể gây nên tội vì sự sung sướng của con
10. Chịu đói lạnh để con được ấm no, thanh nhàn.
Ý thức công ơn sâu thẳm của cha mẹ, Phật giáo khuyên nhủ bậc làm con nên báo đáp thâm ân nuôi dưỡng. Con muốn báo đáp công ơn của cha mẹ, đức Phật dạy có năm điều:
1. Cung kính, thương yêu và vâng lời cha mẹ dạy bảo
2. Hết lòng chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ
3. Giữ gìn thanh danh và truyền thống gia đình
4. Bảo vệ, phát huy tài sản do cha mẹ trao truyền
5. Lo tang lễ chu đáo khi cha mẹ qua đời
(Kinh Trường Bộ)
Ngoài ra, muốn báp đáp công ơn của cha mẹ, người con cần phải hướng tâm phục thiện, giữ gìn Tam Quy, Ngũ Giới, siêng năng tu học và phụng sự Tam Bảo, bố thí, cúng dường, làm phước, hồi hướng công đức cho cha mẹ, noi gương hiếu hạnh của tôn giả Mục Kiền Liên, khuyến khích cha mẹ kính tin Tam Bảo, lìa bỏ ác nghịêp, thực hành chánh pháp, phát huy đạo hạnh giải thoát theo tinh thần Phật dạy. Nói chung, bậc làm con muốn báo đền công ơn cha mẹ, với bản thân phải rèn luyện tu tập, với cha mẹ phải cung kính vâng lời và phụng dưỡng cha mẹ qua hai phương diện vật chất và tinh thần.
Tóm lại, muốn giảm bớt thảm họa lo âu về thiên tai, ách nạn, khủng bố, binh đau khói lửa, chiến tranh tàn khốt, con người phải gạt bỏ lòng oán thù, sân hận, tham lam và ích kỷ, sử dụng lợi thế vật chất để điểm tô cho đời sống thường nhật, nâng cao đức hạnh và tâm linh đạo đức. Muốn có tâm linh đạo đức, con người cần thực hành lời Phật dạy xuyên qua truyền thống “Vu Lan Báo Hiếu” ở phật giáo. Truyền thống này được coi là cửa ngỏ đạo hạnh, nhóm lửa từ tâm và cũng là khuôn vàng thước ngọc để hai thế hệ trước (cha mẹ) và sau (con cái) cùng trao truyền mật thiết trong bổn phận và trách nhiệm với nhau trên tiến trình tu học. Nếu bậc cha mẹ và con cái áp dụng đúng theo tinh thần Vu Lan Báo Hiếu ở phật giáo thì truyền thống này sẽ càng thêm mặn mà, khởi sắc và mang đầy đủ ý nghĩa, đồng thời, nhà nhà sẽ được an vui, thế giới sẽ được thái bình, thạnh trị.
Vu Lan, mùa hiếu hạnh PL:2549 DL:2005
Thích Thiện Đạt
Chân Trân
27-08-2005, 12:01 AM
CẢM TƯỞNG VỀ NGÀY LỄ VU LAN
Vu Lan Thắng Hội, một lần nữa lại trở về. Vu Lan ngày hiếu truyền thống thật sự đã trở thành ngày đẹp nhất của nghĩa sống, tình người. Gương Hiếu Hạnh của Bồ Tát Mục Kiền Liên đã khắc sâu vào lòng dân tộc Việt của chúng ta, một bản sắc đậm đà ân tình nghĩa cảm:
Trung nguyên ngày hội Vu Lan
Bến giác chiều thu sóng đạo ngàn
Những ai là kẻ mang ơn nặng
Đều vận lòng thành đón Vu Lan.
Vu Lan đã về, nhắc nhở những người con Phật chúng ta phải luôn luôn tưởng nhớ đến công đức sanh thành. Khi xưa, lúc Đức Phật còn tại thế, Ngài thường dạy cho Tôn giả Mục Liên và các đệ tử rằng: "Làm người đệ tử Phật có đức hiếu thuận, phải thường xuyên ghi lòng tạc dạ công ơn cha mẹ đời này cho đến cha mẹ bảy đời. Mỗi năm vào ngày rằm tháng bảy, hãy nên làm lễ Vu Lan Bồn, cúng dường Đức Phật và chúng tăng, để báo ơn sanh thành nuôi dưỡng của cha mẹ, cầu cho cha mẹ sống lâu trăm tuổi và sau khi mạng chung được sanh vào cõi lành". Trong kinh Tâm Địa Quán, Đức Phật dạy rằng:
"Cha lành ơn cao như non Thái
Mẹ hiền ơn sâu như biển cả
Nếu ta ởđời trong một kiếp
Nói ân mẹ hiền không thể hết."
Thật vậy! Ngôn ngữ trần gian làm sao diễn tả hết được thâm ân Cha Mẹ. Cha Mẹ là người đã ấp ủ chúng ta từđầu nguồn cuộc sống bằng cả tinh thần và thể chất của mình, ân sâu của mẹ chín tháng cưu mang. Người Mẹ đã chuyển sang cho con những dòng sữa ngọt ngào với trọn tình yêu thương trìu mến.
Công dưỡng dục của Cha ra công khó nhọc chắc chiu dành dụm tạo cho con vóc dáng hình hài và hầu như toàn bộ hành trang vào đời của con là thuộc về cha mẹ. Suốt cả cuộc đời của Cha Mẹ đã hao tốn bao tâm lực và công sức để mong sao các con được nên người. Vậy mà trong chúng ta đây có những người đã vô tình hay cố ý chưa một lần nào để tâm đến; và họđã trở thành những đứa con bất hiếu không nhìn thấy ân đức cao như núi vời vợi của cha, không cảm nhận được tình thương rộng như biển cả của mẹ, để rồi chỉ thấy trước mắt những nấc thang danh vọng, chỉ biết chạy theo cồn cát tài sản thú vui của trần thế, mãi đắm chìm trong ái dục -
Những thứ tình cảm tương giao trong xã hội, mãi mê đuổi bắt những ảo ảnh mong manh trong cuộc sống, những đứa con bất hiếu ấy đã bao lần làm khổ cha mẹ, có khi chỉ biết nồng nàn với chồng, ngọt ngào với vợ, âu yếm với con, hỷ hả với bạn, nhưng than ôi lại cay đắng lạnh lùng với mẹ, hằn học với cha!
Kính lạy Phật, Kính lạy chư Hiền Thánh Tăng!
Chúng con xin nguyện từ bỏ những ngôn từ, những cử chỉ bất nhân bất nghĩa ấy, chúng con xin nguyện đời đời được làm con thảo cháu hiền thờ kính cha mẹ.
Chúng con sẽ luôn ý thức được rằng: Trong mọi thứ tình cảm của thế gian, tình thương của cha mẹ là một tình thương thiêng liêng vô hạn và không thể tìm lại được khi đã mất rồi.
Vi vu hiu hắt thu phong
Chạnh lòng hiếu đạo trong lòng xót xa
Công Cha Nghĩa Mẹ đậm đà
Mảy may chưa đáp lệ sa đôi hàng.
Nhân mùa báo hiếu, chúng con thành kính dâng lên chư Tôn đức tâm hương thể đức giới hạnh song toàn, xin trên quý Ngài hoan hỉ tiếp nhận những đóa hồng tình mẹ để sáng soi gương hiếu hạnh cho đời, và nguyện cầu cho cha mẹ hiện tiền được an vui trường thọ, cha mẹ bảy đời quá vãng được siêu sanh lạc quốc.
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát
vBulletin v3.6.1, Copyright ©2000-2025, Jelsoft Enterprises Ltd.