khanhgiaco
06-07-2012, 10:24 AM
VIỆC XÓM, NÉT VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐẦU NĂM MỚI
(Nguyễn Thành Giang)
Khi bánh tét, thịt heo dưới bếp vừa hết, những cuộc vui xuân cũng đã tạm tan trên những đường quê lối xóm thì bà con quê tôi bắt đầu nhắc nhau rằng đã gần tới ngày Việc Xóm. Đã thành cái lệ, rằm tháng Giêng năm nào, ngày Việc Xóm cũng diễn ra trong những nghi lễ trang trọng, trong sự thành kính của những con người hôm nay đối với các vị tiền hiền, với các vong linh một thời đã sống, đã khai khẩn, gìn giữ để con cháu hôm nay được yên bình, khấm khá trong cuộc sống mới.
Theo các cụ già trong xóm kể lại thì cái lệ Việc Xóm đã tồn tại ở quê tôi khoảng mấy trăm năm rồi. Không ai còn nhớ cái lệ ấy do ai đặt ra, đặt ra từ năm nào đời nào. Các cụ bảo từ đời ông của các cụ, Việc Xóm đã có rồi và năm nào cũng diễn ra với sự tham gia của tất cả người dân trong xóm. Nhưng lòng biết ơn và sự tôn kính đối với những người đi trước thì theo tôi không thể xác định một thời gian cụ thể. Ở đâu có sự tồn tại của con người, có lẽ nơi ấy sẽ có cái lệ Việc Xóm hoặc những cái lệ tương tự như thế.
Thường thì sau Việc Xóm năm này, bà con cùng nhau chia 2 hoặc 3 người đứng ra lo công tác tổ chức cho Việc Xóm năm sau. Những người này trước hết được bàn giao lại ngân quỹ còn dư lại của xóm trong năm vừa qua. Sau đó, thường thì sau Tết mấy ngày, họ có trách nhiệm chia nhau đi mời cũng như quyên góp tiền ủng hộ của mọi người cho ngày Việc Xóm. Xong đâu đấy, lại chia nhau đi chợ, nấu nướng hoặc nhờ người nấu nướng giúp trong ngày rằm tháng Giêng. Cũng đã thành cái nếp sống, mỗi khi người được giao nhiệm vụ tổ chức Việc Xóm tới nhà, bà con trong xóm thường vui vẻ đóng góp tiền cho việc chung. Ai làm ăn khấm khá thì giúp thêm cho xóm vài trăm nghìn, còn ai túng quá thì chung mười nghìn hai chục để coi như tiền hương đèn. Chủ yếu là thành tâm chứ cũng không ai ép buộc hay chấp nhất gì ai.
Sáng ngày rằm tháng Giêng hàng năm, không ai bảo ai, tất cả đàn ông trong xóm tập trung về nhà cụ già cao tuổi nhất xóm, gần ngôi miếu thờ thần hoàng của xóm. Sau khi bàn bạc xong công việc, mọi người toả ra các khu đất quanh xóm có những ngôi mả cô hồn để giẫy cỏ, lên nấm. Đây là những người trong xóm chết đã rất lâu đời, con cháu giờ không còn ai hoặc đã thất lạc. Hàng năm, đến tháng Chạp, người ta thường chỉ giẫy và sửa sang những ngôi mả của dòng họ, gia đình chứ ít ai quan tâm đến những nấm mồ vô chủ. Bởi vậy, Việc Xóm trước hết là tấm lòng đối với những nấm mồ bất hạnh ấy, để họ khỏi lạnh lùng, cô độc dưới ba tấc đất khi không còn ai hương khói. Công việc này được mọi người thực hiện một cách rất chu đáo. Có những ngôi mộ hoang đã không người hương khói mấy đời, có khi nằm giữa gò đất, có khi nằm trong hàng rào, chỉ còn nhô lên khỏi mặt đất một chút, đôi khi rất khó nhận ra. Nhưng những người cao tuổi trong xóm vẫn nhớ rõ như trong lòng bàn tay nơi nào có mồ vô chủ và có mấy nấm mồ. Giẫy cỏ, lên nấm, sửa sang xong những nấm mồ vô chủ, bà con thường thắp hương, cầu xin bình an cho gia đạo cũng như mong các vị còn sót vì mồ qua nhiều năm đã mất dạng lượng thứ bỏ qua cho hậu sinh.
Một số đàn ông thì được phân công sửa sang, quét vôi hay lau chùi đồ đạc trong miếu thành hoàng xóm. Suốt một năm bận bịu với biết bao nhiêu việc, dù rằm, mồng một, miếu vẫn được hương khói, hương hoa thờ phụng nhưng giờ vẫn cần được dọn dẹp, sửa sang lại cho đàng hoàng hơn. Những người trong công tác tổ chức và đàn bà con gái trong xóm thì tập trung tại nhà cụ già cao tuổi gần miếu thờ thành hoàng, lo sắp xếp, nấu nướng, dọn dẹp tất cả những lễ vật cúng bái, chuẩn bị bàn ghế cũng như mọi thứ cần thiết cho bữa trưa của tất cả bà con trong xóm. Lễ vật được chuẩn bị thường là hoa quả, áo giấy, xôi gà và một cái đầu heo thật lớn. Khi đàn ông đi giẫy mã về thì mọi việc đã gần như đâu vào đấy.
Khoảng mười một giờ, cụ già cao tuổi nhất xóm mang khăn đóng, áo dài đi trước, các cụ khác cùng trang phục, khệ nệ cầm hương đèn, bưng lễ vật, chiêng trống theo sau. Đến miếu thờ thần hoàng, sau khi thắp hương, sắp lễ vật lên, chiêng trống cũng bắt đầu được gióng, thỉnh mời các vị tiền hiền, các cô hồn, cô bác xứ xang về cùng con cháu trong ngày Việc Xóm. Cụ cao tuổi nhất bắt đầu đọc một bài sớ dài soạn sẵn, được lưu truyền nhiều đời rồi. Bài sớ nội dung cũng thành kính tưởng nhớ công ơn lập làng lập xóm, xây dựng quê hương của các vị tiền hiền cũng như mong các linh hồn trước sống ở xóm này mà nay còn vất vưởng sớm được siêu sinh. Xong mỗi đoạn sớ, chiêng trống lại nổi lên theo nhịp trong không khí trang nghiêm và trịnh trọng.
Xong phần nghi lễ, mọi người lại tề tựu về sân nhà cụ cao tuổi nhất. Cơm nước đã sẵn sàng. Bà con ngồi vào mâm, kể nhau nghe những chuyện trong làng trong xóm, hỏi thăm nhau chuyện gia đình, con cái. Rượu được rót ra trong mối thân tình của những người cùng sinh sống trên một mảnh đất mà các vị tiền hiền để lại. Râm ran, nói chuyện, râm ran vui để rồi cảm thấy càng gần nhau hơn, càng có trách nhiệm hơn với từng tấc đất mà hằng ngày mình trồng rau trồng lúa, đặt từng bước chân lên. Các cụ già cao tuổi cũng nhân bữa Việc Xóm, nhắc nhở con cháu đời sau trách nhiệm của mình trên mảnh đất này, khích lệ những gia đình trong xóm đôn đốc trong việc xóm việc làng cũng như nghiêm khắc chỉ ra sự lơ là của những nhà nào quên đi ngày tưởng nhớ tiền nhân. Các cụ cũng nói lại cho con cháu nghe lịch sử hình thành cũng như những đời, những dòng họ từng làm rạng rỡ cho xóm mình để mọi người ai biết rồi thì nhớ lại, ai chưa biết thì phải ghi sâu vào lòng...
Cứ ra Giêng, lòng mỗi người dân quê tôi lại nôn nao chờ ngày Việc Xóm. Những người đi xa về cũng chờ cho qua ngày rằm tháng Giêng, ngồi lại cùng bà con trong ngày Việc Xóm xong rồi mới trở lại với cuộc mưu sinh nơi xứ người. Nghe trong từng hơi khí, từng hòn đất vọng lên những tiếng gọi thân thiết mà thiêng liêng quá đỗi...
(Nguyễn Thành Giang)
(Nguyễn Thành Giang)
Khi bánh tét, thịt heo dưới bếp vừa hết, những cuộc vui xuân cũng đã tạm tan trên những đường quê lối xóm thì bà con quê tôi bắt đầu nhắc nhau rằng đã gần tới ngày Việc Xóm. Đã thành cái lệ, rằm tháng Giêng năm nào, ngày Việc Xóm cũng diễn ra trong những nghi lễ trang trọng, trong sự thành kính của những con người hôm nay đối với các vị tiền hiền, với các vong linh một thời đã sống, đã khai khẩn, gìn giữ để con cháu hôm nay được yên bình, khấm khá trong cuộc sống mới.
Theo các cụ già trong xóm kể lại thì cái lệ Việc Xóm đã tồn tại ở quê tôi khoảng mấy trăm năm rồi. Không ai còn nhớ cái lệ ấy do ai đặt ra, đặt ra từ năm nào đời nào. Các cụ bảo từ đời ông của các cụ, Việc Xóm đã có rồi và năm nào cũng diễn ra với sự tham gia của tất cả người dân trong xóm. Nhưng lòng biết ơn và sự tôn kính đối với những người đi trước thì theo tôi không thể xác định một thời gian cụ thể. Ở đâu có sự tồn tại của con người, có lẽ nơi ấy sẽ có cái lệ Việc Xóm hoặc những cái lệ tương tự như thế.
Thường thì sau Việc Xóm năm này, bà con cùng nhau chia 2 hoặc 3 người đứng ra lo công tác tổ chức cho Việc Xóm năm sau. Những người này trước hết được bàn giao lại ngân quỹ còn dư lại của xóm trong năm vừa qua. Sau đó, thường thì sau Tết mấy ngày, họ có trách nhiệm chia nhau đi mời cũng như quyên góp tiền ủng hộ của mọi người cho ngày Việc Xóm. Xong đâu đấy, lại chia nhau đi chợ, nấu nướng hoặc nhờ người nấu nướng giúp trong ngày rằm tháng Giêng. Cũng đã thành cái nếp sống, mỗi khi người được giao nhiệm vụ tổ chức Việc Xóm tới nhà, bà con trong xóm thường vui vẻ đóng góp tiền cho việc chung. Ai làm ăn khấm khá thì giúp thêm cho xóm vài trăm nghìn, còn ai túng quá thì chung mười nghìn hai chục để coi như tiền hương đèn. Chủ yếu là thành tâm chứ cũng không ai ép buộc hay chấp nhất gì ai.
Sáng ngày rằm tháng Giêng hàng năm, không ai bảo ai, tất cả đàn ông trong xóm tập trung về nhà cụ già cao tuổi nhất xóm, gần ngôi miếu thờ thần hoàng của xóm. Sau khi bàn bạc xong công việc, mọi người toả ra các khu đất quanh xóm có những ngôi mả cô hồn để giẫy cỏ, lên nấm. Đây là những người trong xóm chết đã rất lâu đời, con cháu giờ không còn ai hoặc đã thất lạc. Hàng năm, đến tháng Chạp, người ta thường chỉ giẫy và sửa sang những ngôi mả của dòng họ, gia đình chứ ít ai quan tâm đến những nấm mồ vô chủ. Bởi vậy, Việc Xóm trước hết là tấm lòng đối với những nấm mồ bất hạnh ấy, để họ khỏi lạnh lùng, cô độc dưới ba tấc đất khi không còn ai hương khói. Công việc này được mọi người thực hiện một cách rất chu đáo. Có những ngôi mộ hoang đã không người hương khói mấy đời, có khi nằm giữa gò đất, có khi nằm trong hàng rào, chỉ còn nhô lên khỏi mặt đất một chút, đôi khi rất khó nhận ra. Nhưng những người cao tuổi trong xóm vẫn nhớ rõ như trong lòng bàn tay nơi nào có mồ vô chủ và có mấy nấm mồ. Giẫy cỏ, lên nấm, sửa sang xong những nấm mồ vô chủ, bà con thường thắp hương, cầu xin bình an cho gia đạo cũng như mong các vị còn sót vì mồ qua nhiều năm đã mất dạng lượng thứ bỏ qua cho hậu sinh.
Một số đàn ông thì được phân công sửa sang, quét vôi hay lau chùi đồ đạc trong miếu thành hoàng xóm. Suốt một năm bận bịu với biết bao nhiêu việc, dù rằm, mồng một, miếu vẫn được hương khói, hương hoa thờ phụng nhưng giờ vẫn cần được dọn dẹp, sửa sang lại cho đàng hoàng hơn. Những người trong công tác tổ chức và đàn bà con gái trong xóm thì tập trung tại nhà cụ già cao tuổi gần miếu thờ thành hoàng, lo sắp xếp, nấu nướng, dọn dẹp tất cả những lễ vật cúng bái, chuẩn bị bàn ghế cũng như mọi thứ cần thiết cho bữa trưa của tất cả bà con trong xóm. Lễ vật được chuẩn bị thường là hoa quả, áo giấy, xôi gà và một cái đầu heo thật lớn. Khi đàn ông đi giẫy mã về thì mọi việc đã gần như đâu vào đấy.
Khoảng mười một giờ, cụ già cao tuổi nhất xóm mang khăn đóng, áo dài đi trước, các cụ khác cùng trang phục, khệ nệ cầm hương đèn, bưng lễ vật, chiêng trống theo sau. Đến miếu thờ thần hoàng, sau khi thắp hương, sắp lễ vật lên, chiêng trống cũng bắt đầu được gióng, thỉnh mời các vị tiền hiền, các cô hồn, cô bác xứ xang về cùng con cháu trong ngày Việc Xóm. Cụ cao tuổi nhất bắt đầu đọc một bài sớ dài soạn sẵn, được lưu truyền nhiều đời rồi. Bài sớ nội dung cũng thành kính tưởng nhớ công ơn lập làng lập xóm, xây dựng quê hương của các vị tiền hiền cũng như mong các linh hồn trước sống ở xóm này mà nay còn vất vưởng sớm được siêu sinh. Xong mỗi đoạn sớ, chiêng trống lại nổi lên theo nhịp trong không khí trang nghiêm và trịnh trọng.
Xong phần nghi lễ, mọi người lại tề tựu về sân nhà cụ cao tuổi nhất. Cơm nước đã sẵn sàng. Bà con ngồi vào mâm, kể nhau nghe những chuyện trong làng trong xóm, hỏi thăm nhau chuyện gia đình, con cái. Rượu được rót ra trong mối thân tình của những người cùng sinh sống trên một mảnh đất mà các vị tiền hiền để lại. Râm ran, nói chuyện, râm ran vui để rồi cảm thấy càng gần nhau hơn, càng có trách nhiệm hơn với từng tấc đất mà hằng ngày mình trồng rau trồng lúa, đặt từng bước chân lên. Các cụ già cao tuổi cũng nhân bữa Việc Xóm, nhắc nhở con cháu đời sau trách nhiệm của mình trên mảnh đất này, khích lệ những gia đình trong xóm đôn đốc trong việc xóm việc làng cũng như nghiêm khắc chỉ ra sự lơ là của những nhà nào quên đi ngày tưởng nhớ tiền nhân. Các cụ cũng nói lại cho con cháu nghe lịch sử hình thành cũng như những đời, những dòng họ từng làm rạng rỡ cho xóm mình để mọi người ai biết rồi thì nhớ lại, ai chưa biết thì phải ghi sâu vào lòng...
Cứ ra Giêng, lòng mỗi người dân quê tôi lại nôn nao chờ ngày Việc Xóm. Những người đi xa về cũng chờ cho qua ngày rằm tháng Giêng, ngồi lại cùng bà con trong ngày Việc Xóm xong rồi mới trở lại với cuộc mưu sinh nơi xứ người. Nghe trong từng hơi khí, từng hòn đất vọng lên những tiếng gọi thân thiết mà thiêng liêng quá đỗi...
(Nguyễn Thành Giang)