thanhhai
09-07-2012, 09:39 AM
Phần I:Ngày nảy ngày nay (hông phải ngày xưa đâu nha), nay thiệt là nay, có một cặp vợ chồng tiều phu sinh sống trong một túp lều to ở một làng nhỏ, tại một thị trấn to của một huyện nhỏ trên miền núi cao giáp biên giới (khu vực 1 vùng cao vùng xa theo điểm ưu tiên của Bộ Giáo Dục Đào Tạo). Gọi là tiều phu cho nó văn hoa chứ người ta vẫn gọi là lâm tặc thì đúng hơn nhẩy. Tuổi đã về chiều mà vẫn chưa có con dù chẳng bao giờ biết phòng tránh là gì cả.
Hôm nọ đi coi bói thì thầy bói Xẩm Văn Xịt bảo tại làm cái nghề phá sơn lâm nên không có đức, cả hai phải cố ăn chay niệm phật thì may ra trời phật thương mà cho một mụn con. Khổ thân hai vợ chồng, bây giờ mới biết đốn gỗ và săn bắt động vật hoang dã là vi phạm pháp luật, nhưng nếu không làm vậy thì biết lấy gì mà ăn bây giờ. May sao, nhờ sự tư vấn của lão thầy bói nên từ đó bác tiều phu quyết tâm bỏ nghề lâm tặc, chuyển sang làm phu cõng hàng lậu qua biên giới cho mấy tay buôn thuốc lá ở trên HANG DƠI, LẠNG SƠN. Một năm sau, quả nhiên thu nhập không những khá hơn mà bác tiều phu gái còn có tin vui nữa khi kết quả siêu âm cho biết là hai bác sẽ có 1 thằng cu vào dịp cuối năm.
Trong một ngày đẹp trời cuối năm, mặc dù sắp đến ngày khai hoa nở nhụy nhưng do hàng nhiều quá nên bác tiều phu gái phải đi phụ chồng. Trên đường đi, do mang vác nặng và phải chạy nhiều nên bác tiều phu gái chuyển dạ đột ngột và hạ sinh ra một cậu bé kháu khỉnh trên một hòn đá thật to giữa rừng. Để ghi nhớ nơi sinh của con mình, hai bác quyết định đặt tên cậu là Thạch Sanh (sinh ra trên đá).
Thạch Sanh lớn nhanh như thổi, lanh lẹ, tháo vát và sức mạnh hơn người nhưng hơi khù khờ nếu không muốn nói là đần độn. Có lẽ đầu óc Thạch Sanh có vấn đề là do di chứng khi sinh ra cái đầu va phải hòn đá lớn (hòn đá ấy sau này được chuyển về Hòn Chồng, Nha Trang, Khánh Hoà làm di tích tham quan, bạn nào không tin thì cứ đến đấy mà xem, có 1 vết lõm rất lớn trên bề mặt của tảng đá đó). Tuy nhiên bố mẹ Thạch Sanh cũng rất vui vì cũng có một mụn con nối dõi tông đường. Thạch Sanh luôn được bố mẹ cưng chiều, suốt ngày chỉ biết chơi bời, bắn chim, câu cá mà chẳng làm gì cả. Nhà tuy giàu nhưng Thạch Sanh chẳng thích đi học, chỉ thích mỗi săn bắn và nổi tiếng nhất vùng về khoản đánh nhau (nghe đâu được mời vào đội tuyển vật tự do để tập huấn chuẩn bị cho Seagames nhưng nghe được thông tin chủ nhà sẽ xử ép môn này nên chàng không tham gia).
Cuộc sống yên ả không được bao lâu thì bố mẹ Thạch Sanh qua đời vì lao lực. Nhà cửa đất đai thì bị chính quyền xã thu hồi lại hết vì thực chất mảnh đất mà lâu nay nuôi lớn Thạch Sanh là đất chiếm dụng bất hợp pháp. Giá đất đang lên, tưởng như được thừa kế mấy tỷ bỗng nhiên không có gì nhưng đối với Thạch Sanh thì tiền bạc chả là cái đinh gì cả. Gia tài chỉ còn cái rìu & bộ Versace đang mặc trên người, Thạch Sanh đành dọn ra gốc đa đầu rừng để sống và trở lại cái nghề đầu tiên của bố mẹ - lâm tặc - để nuôi sống bản thân.
Một ngày đẹp trời nọ, trong lúc Thạch Sanh đang ngồi lai rai món sừng tê hầm thuốc bắc và mài rìu cho bén để chuẩn bị vào rừng thì có một đại gia đến mua gỗ. Người này họ Lý tên Thông là chủ của nhà hàng "GÌ CŨNG CÓ" rất nổi tiếng ở thị trấn. "GÌ CŨNG CÓ" nổi tiếng với các món thịt rừng mà Lý Thông đã dày công sưu tập được. Lý Thông lại là người thông minh, học hành đàng hoàng (Doctor trường DH Tokyo hẳn hoi nhé), ăn nói thì chừng mực và rất biết chiều ý khách nên việc buôn bán rất khấm khá.
Sau một hồi thương lượng mua 100 khối gỗ về làm củi, Lý Thông thấy tính tình Thạch Sanh cũng hiền lành, buôn bán cũng dễ chịu lại có tướng anh chị nên rất thích. Lý Thông đề nghị cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để cùng làm ăn và có thể giúp đỡ nhau trong lúc tình hình kiểm soát lâm sản đang gắt gao.
- Anh nghĩ thế này - Lý Thông ướm lời bên nồi lẩu bốc khói nghi ngút - Anh và chú kết nghĩa anh em thì còn gì bằng. Chú đi rừng được bao nhiêu về anh bao hết, mà anh lại quen biết rộng, lỡ chú có gặp rắc rối với bên kiểm lâm thì anh lo cái một. Ở với anh, chú được ăn uống thoải mái, lại được mấy em tiếp viên xinh như mộng ấy vây quanh suốt ngày ấy chứ. Về với anh cho có bạn nhé.
Thạch Sanh nghe xong thì mở cờ trong bụng nên vội vàng đồng ý bởi cũng đã ngán cái cảnh “mình ta với gốc đa” như bấy lâu nay. Ngay ngày hôm sau, Thạch Sanh dọn về nhà Lý Thông để tiện việc giúp đỡ ông anh quản lý nhà hàng và cũng để có thêm thu nhập. Từ ngày có Thạch Sanh, nhà hàng "GÌ CŨNG CÓ" càng ăn nên làm ra vì các món thịt rừng truyền thống luôn được đáp ứng đủ chưa kể những món độc chiêu như lưỡi cọp hầm đá, móng tê giác xáo tre, nanh gấu xào lăn lộn, vòi voi nhồi óc khỉ nướng cũng có, chỉ cần khách đặt trước 48 giờ là Thạch Sanh cùng đàn em vào rừng để kiếm (đương nhiên là giá hơi cao, nhưng tầm cỡ NGUYỄN VIỆT TIẾN với BÙI TIẾN DŨNG thì tuần nào cũng có mặt ở đây)
Nhà hàng càng ăn nên làm ra thì Lý Thông càng bị nhiều người ganh ghét nên tìm cách hãm hại. Liên hiệp các quán thịt chó, do Ông Cụ Trẻ (thuộcdòng dõi của Ông Già) dẫn đầu, mua chuộc HLV (à quên, không phải HLV mà là các quan chức của địa phương) ép Lý Thông vào dân phòngvì không thể bắt Lý Thông đi nghĩa vụ quân sự do Lý Thông bị cận thị 7,5 đi-ốp bởi ngồi cày Võ Lâm Truyền Kỳ nhiều quá. Thị trấn nằm ngay cạnh cửa rừng, mà cạnh cửa rừng có một ngôi miếu hoang rất nguy hiểm vì đó là nơi thú dữ thường lui tới ăn những đồ cúng mà dân chúng bỏ lại. Một hôm, Lý Thông được phân công phải ra gác ngôi miếu hoang đó vào đúng Noel, sau rất nhiều lần tìm mọi cách tránh né bằng cách mua chuộc những người có trách nhiệm. Rất nhiều phụ nữ trẻ đẹp trong thị trấn đã mất tích khi phải gác tại ngôi miếu này (có thể do đường dây buôn bán phụ nữ đã vươn tới nơi hẻo lánh này rồi). Tuy biết là nguy hiểm nhưng không thể trốn tránh trách nhiệm mãi được, Lý Thông chợt nhớ Thạch Sanh là người quen đi rừng, trời còn không sợ chứ nói chi mấy con thú vớ vẩn đó nên bèn nhờ Thạch Sanh giúp. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời vì thấy chẳng có vấn đề gì, chỉ là ngủ bụi một đêm thôi mà ngủ bụi thì quá quen rồi, đằng này lại không phải ngủ ngoài trời và có đồ nhắm sẵn nữa.
Đêm Noel lạnh lẽo đó, Thạch Sanh một tay vác theo ba két Heineken, một tay xách theo cái rìu rất nổi tiếng của mình ra cái miếu hoang. Trời không trăng không sao, sao sáng đầy trời, gió mát mơn man những giọt sương đêm đang đọng trên những chiếc lá cuối cùng còn sót lại trong mùa đông, Thạch Sach chơi liền tù tì một lúc mười chín chai thì bỗng nhiên ở đâu gió nổi lên cuồn cuộn, sương mù giăng kín khiến tầm nhìn xa giảm xuống còn khoảng 2m làm Thạch Sanh chẳng thấy gì cả. Đoán biết có việc chẳng lành vì trước khi đi Thạch Sanh đã coi kỹ dự báo thời tiết trên Yahoo, chàng liền vứt ngay con gà nướng đang cầm trên tay phải để chụp lấy chiếc rìu hiệu NONAME của mình, tay trái không rời chai ken đang uống dở, đưa lên thủ thế liền. Rất bất ngờ, từ trong bóng tối, một con rắn to khủng khiếp (cỡ Anacondas của Nam Mỹ) há miệng lao thẳng đến đớp chàng. Trong giây phút thập tử nhất sinh đó, chỉ một chiêu Lăng Ba Vi Bộ học lóm được từ chàng thư sinh Đoàn Dự trong bộ phim Thiên Long Bát Bộ của nhà văn Kim Dung, Thạch Sanh đã nhấc bổng thân hình bắn thẳng 5m lên trời. Mặc dù khá đau do u đầu vì trần miếu chỉ cao 4.5m nhưng khi thấy con mãng xà chuyển hướng phóng theo mình, Thạch Sanh vẫn bình tĩnh uống nốt chai Ken rồi nhanh tay chọi thẳng vỏ chai vô mỏ con mãng xà làm gãy lìa ba cái răng cửa của nó. Chỉ thêm một cú đảo người thường thấy (quý vị có thể thấy được khi nhìn bác Tiêu kiếm dắt bóng qua đối thủ), Thạch Sanh lách đến bên cạnh con mãng xà rồi tiện tay bửa một phát rìu chí mạng. Con mãng xà nằm quay đơ trên mặt đất dài chắc cỡ hai tám thước với cái đầu văng ra xa khoảng chín thước. Lúc đó mới thấy hết được sức mạnh của Thạch Sanh. Chỉ có thể là Thạch Sanh & Heineken.
Ngay trong đêm Thạch Sanh mang xác con mãng xà về sau khi giải quyết nốt số Ken còn lại. Thế là sáng hôm sau nhà hàng "GÌ CŨNG CÓ" có một món có một không hai: mãng xà leo núi. Nghe đâu món mãng xà này được sách kỷ lục Guinness ghi nhận và sẽ chính thức công nhận vào năm sau.
Trong lúc nhậu nhẹt ăn mừng kỳ công của Thạch Sanh, giữa Lý Thông & Thạch Sanh xảy ra chuyện bất đồng vì ai cũng muốn được ghi tên vào sách Kỷ lục Ghi nét.
- Phải là tên tui - Thạch Sanh khẳng định - vì chính tui đã giết con mãng xà.
- Còn lâu - Lý Thông phủ nhận - phải là tên nhà hàng "GÌ CŨNG CÓ" vì đã kỳ công chế biến ra món "mãng xà leo núi" nhất là khi kích thước con mãng xà không phải là nhỏ nên việc nấu nướng cũng cực kỳ khó khăn vì phải tuân theo đầy đủ những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm ISO 9002 phiên bản 2006. Còn chú giết con mãng xà thì có bố nào thấy được đâu mà làm chứng. Nói có sách, mách có chứng chứ lị.
Hôm nọ đi coi bói thì thầy bói Xẩm Văn Xịt bảo tại làm cái nghề phá sơn lâm nên không có đức, cả hai phải cố ăn chay niệm phật thì may ra trời phật thương mà cho một mụn con. Khổ thân hai vợ chồng, bây giờ mới biết đốn gỗ và săn bắt động vật hoang dã là vi phạm pháp luật, nhưng nếu không làm vậy thì biết lấy gì mà ăn bây giờ. May sao, nhờ sự tư vấn của lão thầy bói nên từ đó bác tiều phu quyết tâm bỏ nghề lâm tặc, chuyển sang làm phu cõng hàng lậu qua biên giới cho mấy tay buôn thuốc lá ở trên HANG DƠI, LẠNG SƠN. Một năm sau, quả nhiên thu nhập không những khá hơn mà bác tiều phu gái còn có tin vui nữa khi kết quả siêu âm cho biết là hai bác sẽ có 1 thằng cu vào dịp cuối năm.
Trong một ngày đẹp trời cuối năm, mặc dù sắp đến ngày khai hoa nở nhụy nhưng do hàng nhiều quá nên bác tiều phu gái phải đi phụ chồng. Trên đường đi, do mang vác nặng và phải chạy nhiều nên bác tiều phu gái chuyển dạ đột ngột và hạ sinh ra một cậu bé kháu khỉnh trên một hòn đá thật to giữa rừng. Để ghi nhớ nơi sinh của con mình, hai bác quyết định đặt tên cậu là Thạch Sanh (sinh ra trên đá).
Thạch Sanh lớn nhanh như thổi, lanh lẹ, tháo vát và sức mạnh hơn người nhưng hơi khù khờ nếu không muốn nói là đần độn. Có lẽ đầu óc Thạch Sanh có vấn đề là do di chứng khi sinh ra cái đầu va phải hòn đá lớn (hòn đá ấy sau này được chuyển về Hòn Chồng, Nha Trang, Khánh Hoà làm di tích tham quan, bạn nào không tin thì cứ đến đấy mà xem, có 1 vết lõm rất lớn trên bề mặt của tảng đá đó). Tuy nhiên bố mẹ Thạch Sanh cũng rất vui vì cũng có một mụn con nối dõi tông đường. Thạch Sanh luôn được bố mẹ cưng chiều, suốt ngày chỉ biết chơi bời, bắn chim, câu cá mà chẳng làm gì cả. Nhà tuy giàu nhưng Thạch Sanh chẳng thích đi học, chỉ thích mỗi săn bắn và nổi tiếng nhất vùng về khoản đánh nhau (nghe đâu được mời vào đội tuyển vật tự do để tập huấn chuẩn bị cho Seagames nhưng nghe được thông tin chủ nhà sẽ xử ép môn này nên chàng không tham gia).
Cuộc sống yên ả không được bao lâu thì bố mẹ Thạch Sanh qua đời vì lao lực. Nhà cửa đất đai thì bị chính quyền xã thu hồi lại hết vì thực chất mảnh đất mà lâu nay nuôi lớn Thạch Sanh là đất chiếm dụng bất hợp pháp. Giá đất đang lên, tưởng như được thừa kế mấy tỷ bỗng nhiên không có gì nhưng đối với Thạch Sanh thì tiền bạc chả là cái đinh gì cả. Gia tài chỉ còn cái rìu & bộ Versace đang mặc trên người, Thạch Sanh đành dọn ra gốc đa đầu rừng để sống và trở lại cái nghề đầu tiên của bố mẹ - lâm tặc - để nuôi sống bản thân.
Một ngày đẹp trời nọ, trong lúc Thạch Sanh đang ngồi lai rai món sừng tê hầm thuốc bắc và mài rìu cho bén để chuẩn bị vào rừng thì có một đại gia đến mua gỗ. Người này họ Lý tên Thông là chủ của nhà hàng "GÌ CŨNG CÓ" rất nổi tiếng ở thị trấn. "GÌ CŨNG CÓ" nổi tiếng với các món thịt rừng mà Lý Thông đã dày công sưu tập được. Lý Thông lại là người thông minh, học hành đàng hoàng (Doctor trường DH Tokyo hẳn hoi nhé), ăn nói thì chừng mực và rất biết chiều ý khách nên việc buôn bán rất khấm khá.
Sau một hồi thương lượng mua 100 khối gỗ về làm củi, Lý Thông thấy tính tình Thạch Sanh cũng hiền lành, buôn bán cũng dễ chịu lại có tướng anh chị nên rất thích. Lý Thông đề nghị cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để cùng làm ăn và có thể giúp đỡ nhau trong lúc tình hình kiểm soát lâm sản đang gắt gao.
- Anh nghĩ thế này - Lý Thông ướm lời bên nồi lẩu bốc khói nghi ngút - Anh và chú kết nghĩa anh em thì còn gì bằng. Chú đi rừng được bao nhiêu về anh bao hết, mà anh lại quen biết rộng, lỡ chú có gặp rắc rối với bên kiểm lâm thì anh lo cái một. Ở với anh, chú được ăn uống thoải mái, lại được mấy em tiếp viên xinh như mộng ấy vây quanh suốt ngày ấy chứ. Về với anh cho có bạn nhé.
Thạch Sanh nghe xong thì mở cờ trong bụng nên vội vàng đồng ý bởi cũng đã ngán cái cảnh “mình ta với gốc đa” như bấy lâu nay. Ngay ngày hôm sau, Thạch Sanh dọn về nhà Lý Thông để tiện việc giúp đỡ ông anh quản lý nhà hàng và cũng để có thêm thu nhập. Từ ngày có Thạch Sanh, nhà hàng "GÌ CŨNG CÓ" càng ăn nên làm ra vì các món thịt rừng truyền thống luôn được đáp ứng đủ chưa kể những món độc chiêu như lưỡi cọp hầm đá, móng tê giác xáo tre, nanh gấu xào lăn lộn, vòi voi nhồi óc khỉ nướng cũng có, chỉ cần khách đặt trước 48 giờ là Thạch Sanh cùng đàn em vào rừng để kiếm (đương nhiên là giá hơi cao, nhưng tầm cỡ NGUYỄN VIỆT TIẾN với BÙI TIẾN DŨNG thì tuần nào cũng có mặt ở đây)
Nhà hàng càng ăn nên làm ra thì Lý Thông càng bị nhiều người ganh ghét nên tìm cách hãm hại. Liên hiệp các quán thịt chó, do Ông Cụ Trẻ (thuộcdòng dõi của Ông Già) dẫn đầu, mua chuộc HLV (à quên, không phải HLV mà là các quan chức của địa phương) ép Lý Thông vào dân phòngvì không thể bắt Lý Thông đi nghĩa vụ quân sự do Lý Thông bị cận thị 7,5 đi-ốp bởi ngồi cày Võ Lâm Truyền Kỳ nhiều quá. Thị trấn nằm ngay cạnh cửa rừng, mà cạnh cửa rừng có một ngôi miếu hoang rất nguy hiểm vì đó là nơi thú dữ thường lui tới ăn những đồ cúng mà dân chúng bỏ lại. Một hôm, Lý Thông được phân công phải ra gác ngôi miếu hoang đó vào đúng Noel, sau rất nhiều lần tìm mọi cách tránh né bằng cách mua chuộc những người có trách nhiệm. Rất nhiều phụ nữ trẻ đẹp trong thị trấn đã mất tích khi phải gác tại ngôi miếu này (có thể do đường dây buôn bán phụ nữ đã vươn tới nơi hẻo lánh này rồi). Tuy biết là nguy hiểm nhưng không thể trốn tránh trách nhiệm mãi được, Lý Thông chợt nhớ Thạch Sanh là người quen đi rừng, trời còn không sợ chứ nói chi mấy con thú vớ vẩn đó nên bèn nhờ Thạch Sanh giúp. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời vì thấy chẳng có vấn đề gì, chỉ là ngủ bụi một đêm thôi mà ngủ bụi thì quá quen rồi, đằng này lại không phải ngủ ngoài trời và có đồ nhắm sẵn nữa.
Đêm Noel lạnh lẽo đó, Thạch Sanh một tay vác theo ba két Heineken, một tay xách theo cái rìu rất nổi tiếng của mình ra cái miếu hoang. Trời không trăng không sao, sao sáng đầy trời, gió mát mơn man những giọt sương đêm đang đọng trên những chiếc lá cuối cùng còn sót lại trong mùa đông, Thạch Sach chơi liền tù tì một lúc mười chín chai thì bỗng nhiên ở đâu gió nổi lên cuồn cuộn, sương mù giăng kín khiến tầm nhìn xa giảm xuống còn khoảng 2m làm Thạch Sanh chẳng thấy gì cả. Đoán biết có việc chẳng lành vì trước khi đi Thạch Sanh đã coi kỹ dự báo thời tiết trên Yahoo, chàng liền vứt ngay con gà nướng đang cầm trên tay phải để chụp lấy chiếc rìu hiệu NONAME của mình, tay trái không rời chai ken đang uống dở, đưa lên thủ thế liền. Rất bất ngờ, từ trong bóng tối, một con rắn to khủng khiếp (cỡ Anacondas của Nam Mỹ) há miệng lao thẳng đến đớp chàng. Trong giây phút thập tử nhất sinh đó, chỉ một chiêu Lăng Ba Vi Bộ học lóm được từ chàng thư sinh Đoàn Dự trong bộ phim Thiên Long Bát Bộ của nhà văn Kim Dung, Thạch Sanh đã nhấc bổng thân hình bắn thẳng 5m lên trời. Mặc dù khá đau do u đầu vì trần miếu chỉ cao 4.5m nhưng khi thấy con mãng xà chuyển hướng phóng theo mình, Thạch Sanh vẫn bình tĩnh uống nốt chai Ken rồi nhanh tay chọi thẳng vỏ chai vô mỏ con mãng xà làm gãy lìa ba cái răng cửa của nó. Chỉ thêm một cú đảo người thường thấy (quý vị có thể thấy được khi nhìn bác Tiêu kiếm dắt bóng qua đối thủ), Thạch Sanh lách đến bên cạnh con mãng xà rồi tiện tay bửa một phát rìu chí mạng. Con mãng xà nằm quay đơ trên mặt đất dài chắc cỡ hai tám thước với cái đầu văng ra xa khoảng chín thước. Lúc đó mới thấy hết được sức mạnh của Thạch Sanh. Chỉ có thể là Thạch Sanh & Heineken.
Ngay trong đêm Thạch Sanh mang xác con mãng xà về sau khi giải quyết nốt số Ken còn lại. Thế là sáng hôm sau nhà hàng "GÌ CŨNG CÓ" có một món có một không hai: mãng xà leo núi. Nghe đâu món mãng xà này được sách kỷ lục Guinness ghi nhận và sẽ chính thức công nhận vào năm sau.
Trong lúc nhậu nhẹt ăn mừng kỳ công của Thạch Sanh, giữa Lý Thông & Thạch Sanh xảy ra chuyện bất đồng vì ai cũng muốn được ghi tên vào sách Kỷ lục Ghi nét.
- Phải là tên tui - Thạch Sanh khẳng định - vì chính tui đã giết con mãng xà.
- Còn lâu - Lý Thông phủ nhận - phải là tên nhà hàng "GÌ CŨNG CÓ" vì đã kỳ công chế biến ra món "mãng xà leo núi" nhất là khi kích thước con mãng xà không phải là nhỏ nên việc nấu nướng cũng cực kỳ khó khăn vì phải tuân theo đầy đủ những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm ISO 9002 phiên bản 2006. Còn chú giết con mãng xà thì có bố nào thấy được đâu mà làm chứng. Nói có sách, mách có chứng chứ lị.