vungtau
05-07-2012, 08:57 AM
Mình mở toppic này để chúng ta cùng gửi đến nhau những câu chuyện ý nghĩa, để chúng ta cảm nhận về cuộc sống :)
grdoor
05-07-2012, 08:57 AM
Ghi và xóaTTO - Nhà tôi có một quán tạp hóa ở giữa làng, trước ủy ban xã, gần trường học, địa điểm thuận lợi nên khá đông khách.
Quán tạp hóa của má tôi bán đủ thứ từ gạo cám, mắm muối đến sợi chỉ cây kim, thậm chí có cả những thứ thuốc thông thường như đau bụng, nhức đầu, và dầu khuynh diệp.
Làng quê tôi thuở ấy nghèo lắm, đa số làm nghề nông nhưng đất đai khô cằn, mỗi năm chỉ trồng lúa, trồng đậu phộng được vào mùa mưa. Mùa nắng cây cỏ vàng cháy quắt queo, đồng không hoang hóa. Còn những người không có được thẻo đất cắm dùi thì làm mướn quanh năm, tay làm hàm nhai, không có việc làm một ngày là không có tiền đong gạo.
Quán rất đắt khách, lẽ ra nhà tôi phải ngày càng giàu hơn mới phải, vậy mà có những hôm má tôi không đủ tiền đi chợ lấy hàng. Những lúc ấy má tôi hay nhìn lên vách ván thở dài. Trên tấm vách ván ngăn căn nhà thành hai nửa, phía trong để ở, phía ngoài bán hàng dày đăc những hàng chữ ghi nợ. Thím hai 1 lít gạo, bà Tư xị nước tương, ba cái hột vịt.., bác Năm 2 gói thuốc cảm...
Tôi thuở ấy mới bảy tám tuổi đầu hay quẩn quanh bên má, mỗi lần thấy ai mua thiếu liền hăng hái lấy phấn viết lên vách ván, khi có ai đến trả tiền lại tích cực xóa đi. Nhưng thường những lần mua chịu nhiều hơn lần trả, những dòng chữ trên vách ngày một nhiều hơn. Có những dòng chữ mau mắn được xóa đi, nhưng có những dòng chữ cứ nằm hoài trên vách từ ngày này sang tháng khác.
Có lần hụt tiền đi chợ, má đứng nhìn lên vách ván hồi lâu rồi không hiểu sao lại lấy giẻ lau đi vài dòng chữ. Tôi ngạc nhiên: "Ủa má ơi, mấy người này chưa trả tiền mà sao má xóa đi?". Má từ tốn: "Bác Hai (hay cô Ba, bà Năm gì đó…) nghèo lắm, mình ghi nợ hoài bác cũng không có tiền trả đâu, má xóa đi, quên là người ta đang nợ thì mình sẽ thấy vui hơn con à".
thanhbvp
05-07-2012, 08:57 AM
Mình thật sự cảm động khi đọc những dòng xúc cảm của Đạo diễn Việt Linh. Thật sự với 1 đạo diễn đa cảm như thế việc nhìn nhận 1 vấn đề trong xã hội cũng khác mọi người. Bài viết thật hay và còn hơn hẳn thế là 1 bài học ở đời thật quí báu.
-----------------------------------------------------------------------------
Sinh thời, ông ngoại tôi hay nói với con cháu: Xác con người được nuôi bởi không khí và thực phẩm, còn hồn con người thì được nuôi bởi văn hoá và sự tích.
Tôi thấy ông đúng, có điều với tôi, sự tích đôi khi đơn giản chỉ là những câu chuyện ta nghe, thấy hàng ngày, những câu chuyện khiến lòng ta vấn vương…
http://img292.imageshack.us/img292/4268/vietlinhbs2.jpg
Đạo diễn Việt Linh - tác giả bài viết
1 - Một lần, lâu lâu rồi, tôi tình cờ thấy trên mạng bài phỏng vấn Dustin Nguyễn - diễn viên Mỹ gốc Việt mà khi đó tôi chỉ loáng thoáng biết có đóng vài phim Mỹ với vai trò phụ. Nội dung phỏng vấn khá dài, nhưng cái đoạn làm tôi xao xuyến có đại ý như sau:
- Dư luận nói anh là người may mắn?
- Vâng. Ngay cả trong cái bị cho là bất hạnh, tức khi vợ tôi bị tai nạn liệt nửa người, tôi cũng thấy mình may mắn. Bởi vợ tôi vẫn sống để các con tôi còn có mẹ, và tôi còn có cơ hội chăm sóc người tôi yêu thương.
Ai nói điều này? Một người đàn ông rất trẻ, một diễn viên điện ảnh - cái giới dễ bị cho là phù phiếm. Tôi nhớ mình đã nhìn thật kỹ ảnh anh ta, nhìn cái cách anh đứng bên xe lăn của vợ. Và tôi tin những gì anh nói.
Mãi sau này tôi mới biết anh là con trai của tài tử Xuân Phát, rằng trong nhiều năm Nguyễn từng là khuôn mặt Việt Nam duy nhất trên truyền hình Mỹ, trong chương trình 21 Jump Street chiếu mỗi tuần từ năm 1987 đến 1990. Rồi có dịp thấy anh trên phim Dòng máu anh hùng.
http://img141.imageshack.us/img141/70/dustinvc4.jpg
Dustin Nguyễn và vợ - Angela
Mới đây nghe đâu vợ chồng anh được hai tổ chức khác nhau ở New York và Los Angeles trao giải thưởng Thành tích cuộc đời (Lifetime Achievement Award) và giải Hành động vì cộng đồng (Community Action Award) - một giải thưởng liên quan đến người tàn tật sao đó...
Tôi có thể truy lại chi tiết qua các công cụ tìm kiếm, nhưng với tôi, tất cả những điều đó không quan trọng hơn câu nói của người chồng.
2 - Cũng tình cờ, trên diễn đàn Dienanh.net tôi gặp bài viết “Chung cư và một đêm đáng nhớ”.
Tên phim của mình khiến tôi tò mò đọc. Bài viết có những đoạn trích như sau: “Cùng một tác phẩm nghệ thuật, ở mỗi thời gian khác nhau, không gian khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, lại cho ta những cảm nhận khác nhau.
Chung cư của Việt Linh nói lên được nhiều điều lắm. Nhưng ở nơi xa Việt Nam hàng chục ngàn cây số như thế này, giữa những con người khác, giữa một nền văn hoá khác, cảm nhận đầu tiên và sâu đậm nhất với tôi là hương vị quê nhà - hương vị Việt Nam, tâm hồn Việt Nam, tính cách Việt Nam, tình người Việt Nam…”
...
“Bộ phim kết thúc rồi, để lại một cảm giác đê mê, thư thái, cảm giác thoả mãn của một người vừa được thưởng thức cái đẹp trọn vẹn.
Nói "trọn vẹn" e chủ quan, nhưng có cảm nhận nào lại không mang tính chủ quan, nhất là khi niềm yêu, nỗi nhớ quê nhà đã cồn cào đến cháy ruột, để lặn lội khắp Paris rộng lớn này, đi bộ qua bao nhiêu con phố dài kia, chỉ để tìm đến một rạp chiếu bóng duy nhất trong thành phố chiếu Chung cư.
Ừ nhỉ, có nơi nào như đất nước mình, nơi có những đồng bào thân yêu, có người thân, bạn bè, có tuổi thơ, kỷ niệm... nơi có những con người hiền hậu, hào hiệp, nơi có những bữa cơm chiều, mang bát sang nhà hàng xóm chỉ để xin một chút nước mắm, một vài quả cà…?”
...
Đã lâu, mà khi đọc lại những dòng chữ này tôi vẫn còn rưng rức. Nickname Binhbong mà về sau tôi biết tên là V.A, đã nói giùm tôi và những người xa xứ cái khắc khoải quy hương mà không phải ai cũng có cơ hội. Binhbong, mà về sau tôi biết đã bảo vệ xong luận án tiến sĩ ở Pháp và đã quay về Hà Nội. Đã quay về như em tự hứa trong cái đêm Paris mùa đông.
“Liệu có cần phải cảm ơn Việt Linh và Chung cư?” V.A đã kết thúc tuỳ bút của mình như vậy. Trong cuộc điện đàm về sau với người chưa biết mặt, tôi nói rằng em cứ cảm ơn đi, cũng như tôi cảm ơn em về những dòng chữ khiến người lớn phải tin vào lớp trẻ. Cũng như chúng ta phải cùng cảm ơn ai đó trong cuộc đời này.
3 - Ông ra đi ngày 17.12.2007. Tôi chưa bao giờ gặp ông, nhạc sĩ Huy Du. Tôi biết tên ông từ năm 1969, đúng hơn, bài hát cách mạng đầu tiên mà tôi thích là tác phẩm của ông.
http://img297.imageshack.us/img297/3816/cugnchaubetuelinhiy3.jpg
Nhạc sĩ Huy Du cùng cháu gái Tuệ Linh và gia đình
Nếu như với một nữ sinh Sài Gòn mới theo kháng chiến, những bài hát cách mạng khác quá hành khúc, quá bác học hoặc quá tuyên truyền thô thiển, thì Đường chúng ta đi của Huy Du rất lôi cuốn bởi giai điệu hùng tráng mà du dương, bởi lời ca dung dị mà lai láng, nồng nàn…
Việt Nam, trên đường chúng ta đi…
Nghe gió thổi đồng xanh quê ta đó…
Nghe sóng biển ầm vang xa tận tới chân trời…
Nghe ấm lòng những khi đang dồn bước…
Mà vui sao ta chẳng nói nên lời…
Giữa rừng già, được học qua đài phát thanh Hà Nội, bài hát không hẳn hay nhất của Huy Du, không hẳn hay nhất của cách mạng, đã khơi dậy trong cô nữ sinh 17 tuổi cái gọi là tình yêu tổ quốc.
Nhưng tôi nghĩ mình phải cảm ơn ông vì điều khác nữa. Đó là những bức ảnh ông cười rất tươi bên cạnh gia đình ba tháng trước khi mất. Và rằng ngay trong đau đớn của bạo bệnh, ông đã viết tặng cô cháu nội bé bỏng của mình hai bài hát, hai ca khúc mà theo tác giả bài báo, cũng là tác phẩm cuối cùng của người nghệ sĩ dành cho thế hệ mầm non. Tôi cũng là nghệ sĩ, cũng từng qua bạo bệnh. Nên tôi thổn thức.
4 - Báo viết em tên là Hồ Phi Hiền, học sinh lớp 6, người dân tộc. Sau khi đi học về, Hiền giúp mẹ mang lúa đi xay xát. Trong khi chờ đến lượt, Hiền sang quán bà Quang xem trò chơi điện tử. Thấy quán vắng người nhưng lại có rổ tiền xu bên cạnh, Hiền vốc một nắm cho vào túi và bị phát hiện.
http://img514.imageshack.us/img514/7672/hophihienit3.jpg
Em Hồ Phi Hiền
Tại công an xã, Hiền xin lỗi bà Quang, khai nhận lấy cắp 47 ngàn đồng. Người mất cắp nói Hiền khai thiếu (dù không biết thiếu bao nhiêu!), đe doạ tố cáo trước đây đã từng bị mất 2,4 triệu. Công an quyết định điều tra tiếp tục.
Hôm sau, khi mẹ Hiền chuẩn bị đưa con lên làm việc với công an, thì cậu bé 11 tuổi, vốn là học sinh ngoan, đã uống cạn chai thuốc diệt cỏ! Uống để bảo toàn danh dự.
Để nói với người lớn như từng than với bạn: “Mình chỉ lấy chừng ấy thôi, sao người lớn chẳng chịu tin. Nếu công an bắt phải bồi thường 2,4 triệu nữa, thì mẹ mình lấy tiền đâu để trả?” Cái chết như vậy có làm ai xốn xang?
Bớt chợt hôm nay tôi bỗng nhớ mênh mang những người xa lạ, mênh mang cái cảm giác mà tôi đã lấy đặt tên cho bài viết…
Theo Việt Linh (Zing, SGTT)
vBulletin v3.6.1, Copyright ©2000-2025, Jelsoft Enterprises Ltd.