chuyển nhà thành hưng hà nội Năm vừa
chuyển nhà thành hưng hà nội Năm vừa rồi Quảng Ninh đón 15 triệu khách. Tôi tự hỏi tại sao không phải là 50 triệu", Thủ tướng nói tại sự kiện khánh thành Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, thông xe kỹ thuật Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và khai trương Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long diễn ra sáng nay (30/12).
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Giang Huy
Theo Thủ tướng, Quảng Ninh có tiềm năng để thu hút ngày càng nhiều khách du lịch hơn nữa, và những công trình được khánh thành hôm nay sẽ góp phần vào mục tiêu đó. Đây là 3 công trình có do tư nhân đầu tư, sân bay Vân Đồn và cao tốc Hạ Long - Vân Đồn thông qua hình thức BOT, cảng tàu khách quốc tế Hạ Long áp dụng mô hình công - tư PPP.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận hoa từ lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh khi hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn sáng nay. Ảnh: Giang Huy
Trong đó, điểm nhấn là khánh thành cảng hàng không Vân Đồn, được nhận định mang ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu một giai đoạn mới trong việc huy động vốn tư nhân đầu tư vào hạ tầng giao thông. Kể từ năm 1975 đến nay, nếu không kể sân bay Phú Quốc được hoàn thành năm 2012 thay thế một sân bay cũ (xây từ thời Pháp), đây là sân bay đầu tiên được xây mới hoàn toàn và do tư nhân bỏ tiền đầu tư xây dựng.
Thủ tướng cùng lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Tập đoàn Sun Group và các khách mời nhấn nút khai trương. Ảnh: Giang Huy
Được khởi công từ năm 2015 tại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), sân bay có diện tích 325 ha với tổng mức đầu tư 7.463 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh là 734 tỷ. Đây là cảng hàng không đạt cấp 4E (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và sân bay quân sự cấp II - có thể đón các máy bay lớn.
Sân bay có công suất 2,5 triệu khách mỗi năm, giờ cao điểm có thể đón 1.250 người. Hệ thống sân đỗ đến năm 2020 đạt tối thiểu bốn vị trí đỗ máy bay; đến năm 2030 mở rộng lên tối thiểu bảy vị trí đỗ máy bay.
Nghi thức phun vòi rồng với chuyến bay đầu tiên hạ cánh tại sân bay Vân Đồn sáng nay. Ảnh: Giang Huy
Sân bay dự kiến khai thác các đường bay đến và đi từ các nước Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan) và Đông Nam Á (Thái Lan, Malaysia, Singapore, Campuchia). Tại thị trường trong nước, chủ đầu tư tập trung vào khu vực miền Trung và miền Nam như Huế, Đà Nẵng, Cam Ranh, Đà Lạt, Phú Quốc.
Cú lột xác của Quảng Ninh
Với sân bay Vân Đồn, vị thế của tỉnh tiếp tục nâng lên một tầm cao mới. Trong những năm gần đây, Quảng Ninh xuất hiện như một "ngôi sao" cả về tốc độ tăng trưởng GDP, thu hút vốn đầu tư hay chỉ số năng lực cạnh tranh.
Quảng Ninh là một trong số ít địa phương dám đề xuất và được Chính phủ đồng ý cho phép tự quyết phương án trong đầu tư hạ tầng và kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân.
Trong vòng 2 năm từ 2014 đến 2015, tổng số vốn đầu tư vào Quảng Ninh là 100.000 tỷ. Từ 2014 đến nay, vốn đầu tư hạ tầng của tỉnh là 36.000 tỷ đồng, trong đó 3/4 vốn là từ xã hội hóa, phần ngân sách địa phương chủ yếu dành để giải phóng mặt bằng. Những dự án khủng xuất hiện như tổ hợp công viên giải trí 8.000 tỷ đồng được Sun Group khởi công xây dựng ở Bãi Cháy, đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội...
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, ông Nguyễn Đức Long nhận định với điều kiện giao thông thuận lợi có sân bay, đường cao tốc và bến cảng, Vân Đồn có khả năng đón tiếp 7.000 du khách mỗi ngày. Tuyến đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn hoàn thành kết nối đồng bộ tuyến cao tốc Hải Phòng - Hà Nội và cảng quốc tế khai thác thương mại sẽ là đòn bẩy thu hút du khách quốc tế sang trọng, mở ra nhiều hướng mới cho du lịch Quảng Ninh.
Ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Giang Huy
"3 dự án có tính đột phá với phá triển kinh tế của địa phương. Đây là dấu mốc lịch sử, hiện thực hóa chiến lược huy động mọi nguồn lực cho nền kinh tế mà địa phương đã làm thời gian qua", Chủ tịch tỉnh nhấn mạnh.
Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định mô hình Quảng Ninh đáng để các địa phương khác học tập và nhân rộng. Thủ tướng cũng đánh giá cao vai trò của giới doanh nghiệp tư nhân, cụ thể ở đây là Tập đoàn Sun Group trong việc hiện thực hóa những nỗ lực nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng của địa phương.
Nói về điều này, ông Đặng Minh Trường, Phó Chủ tịch Tập đoàn Sun Group cho biết mỗi doanh nghiệp đều có hướng đi riêng để góp phần phát triển cho đất nước. "Với Sun, chúng tôi luôn mang khát vọng được trở về cống hiến, làm rạng danh đất nước và chúng tôi chọn du lịch làm hướng đi riêng".
Ông Đặng Minh Trường, Phó Chủ tịch Sun Group phát biểu tại sự kiện.
"Sun không chọn những dự án mang lại nhiều lợi nhuận, mà chọn vùng đất giàu tiềm năng, đòi hỏi sự đầu tư dài hạn. Tới nay, chúng tôi đã đạt nhiều giải thưởng danh giá trên thế giới, góp phần thay đổi những vùng đất mà mình đặt chân", ông nói.
Ba dự án giao thông nghìn tỷ ở Quảng Ninh: đường bộ, đường biển, hàng không
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn.
Trong sáng nay, ba dự án được thông xe, khánh thành cùng lúc là Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, thông xe kỹ thuật Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và khai trương Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long.
Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn được thực hiện theo hình thức BOT, có tổng mức đầu khoảng 12.000 tỷ đồng, do Công ty cổ phần BOT Biên Cương làm chủ đầu tư.
Đường cao tốc.
Theo thiết kế, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn dài gần 60 km, điểm đầu tại quốc lộ 18A thuộc phường Đại Yên, TP Hạ Long, điểm cuối giao với đường trục chính vào sân bay Vân Đồn. Tốc độ thiết kế của cao tốc là 100 km/h, chiều rộng nền đường 24,5 m.
Dự án được khởi công từ tháng 9/2015 với 15 gói thầu (9 gói thầu đường và 6 gói thầu cầu). Đây là dự án trọng điểm đóng vai trò kết nối tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh cũng như vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn.
Cao tốc Hạ Long – Vân Đồn đi vào hoạt động sẽ kết nối tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Hải Phòng – Hạ Long, Hạ Long – Vân Đồn. Từ Thủ đô đi xe đến khu kinh tế Vân Đồn chỉ còn khoảng hai giờ đồng hồ, thay vì hơn 5 tiếng hiện nay.
Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long do tập đoàn Sun Group đầu tư với số vốn hơn 1.000 tỷ đồng. Công trình được thực hiện theo hình thức đối tác công-tư (PPP), khởi công từ tháng 4/2017. Đây cũng là cảng tàu du lịch quốc tế chuyên biệt đầu tiên của Việt Nam, được thiết kế hiện đại, đồng bộ.
Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long.
Cảng tàu gồm cầu dẫn dài 785m, rộng 11,5 m nổi trên vịnh Cửa Lục; cầu cảng đón khách dài 524 m, trong đó có bến cảng dài 130 m, rộng 31 m, có thể tiếp nhận đồng thời 2 tàu khách có sức chở lên đến 8.400 người.
Riêng nhà ga cảng hành khách rộng 4.500 m2, gồm 3 tầng với tổng diện tích 13.500 m2, do kiến trúc sư Bill Bensley - top 5 kiến trúc sư hàng đầu thế giới thiết kế và pha trộn văn hóa, kiến trúc Việt Nam và châu Âu khi bên ngoài giống phố cổ Hội An nhưng bên trong giống tầng hầm của một con tàu cổ với hệ thống cột gỗ, trần gỗ và thép, nội thất cầu kỳ...
Trước đó, sáng 27/11, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long (TP Hạ Long, Quảng Ninh) đi vào hoạt động. Cùng ngày tàu du lịch 5 sao Celebrity Millennium xuất phát từ Hong Kong đã đưa 2.000 du khách và gần 1.000 thủy thủ cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long.
Hành khách check-in tai sân bay Vân Đồn. Ảnh: Giang Huy
"Qua 3 công trình quy mô lớn, chúng ta đã thấy được tư duy, nhận thức, định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước. Không phải địa phương nào cũng làm được việc này nên tôi rất hoan nghênh các đồng chí lãnh đạo khắp nơi đến dự lễ khánh thành đồng thời để nghiên cứu nhân lên ở địa phương mình. Từ nhận thức tới hành động là một quá trình, Quảng Ninh đã làm được việc này", Thủ tướng nói.
Thủ tướng không chỉ đánh giá cao số lượng công trình mà còn là chất lượng của công trình, giá thành xây dựng. "Tôi nghe các cơ quan quản lý phản ánh công trình này làm nhanh kỹ thuật tốt, chất lượng đẹp, nhất là giá thành xây dựng. Các cơ quan nhà nước phải suy nghĩ vấn đề này - chưa đến 20.000 tỷ mà làm được 3 công trình trong thời gian rất ngắn", Thủ tướng nhấn mạnh
|